1.3.2 .Vai trò của cộng đồng dâncư trong phát triển dulịch sinh thái
2.2. Tiềm năng phát triển dulịch của Tiền Giang
2.2.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển dulịch của Tiền Giang
Tiền Giang có thể được xem là một trong các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL có khả năng phát triển du lịch mạnh mẽ, mang tính kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng. Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trù phú, Tiền Giang đã và đang tối ưu hóa các tiềm năng to lớn mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất sông nước này. Nằm dọc theo dịng sơng Tiền và vươn ra biển Đông với chiều dài khoảng 120km, Tiền Giang đã hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên, tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch. Trong đó, phải kể đến tiềm năng của vùng sinh thái nước ngọt, gồm mạng lưới kênh rạch chằng chịt, các rặng dừa xanh mướt trải dọc hai bên phía cù lao, đến những khu vườn trái cây, đến nhà dân địa phương và cù lao Thới Sơn là điểm đến nổi bật nhất của Tiền Giang. Điểm du lịch này là trung tâm đón khách du lịch, trung bình mỗi năm đón lên tới 300000 lượt khách (trong số đó chủ yếu là khách quốc tế, chiểm 70%). Ngoài việc đầu tư vào việc phát triển mạnh mẽ loại hình DLST, tỉnh Tiền Giang cũng kết hợp khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa (các di tích lịch sử -
văn hóa, chùa chiền, các làng nghề, lễ hội, ẩm thực,…) đang thu hút nhiều du khách 31
đến tham quan và nghiên cứu như: Di tích Rạch Gầm – Xồi Mút, Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc, Lăng Trương Định, chùa Vĩnh Tràng,…Những yếu tố về tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa kể trên là tổng hòa của các đại diện tiêu biểu cho vùng sơng nước mênh mơng và văn hóa của cộng đồng dân cư trong suốt chiều dài lịch sử khẩn hoảng, lập địa tại vùng đất phù sa này. Ngoài ra, Tiền Giang cũng trú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm hướng đến phát triển hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Các cơ sở hạ tầng tiêu biểu như: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Chợ đêm Ẩm thực Mỹ Tho, Bến tàu du lịch TP. Mỹ Tho gồm các hạng mục trung tâm điều hành du lịch, sảnh đón khách, nhà trưng bày, khu bán quà lưu niệm, các nhà hàng ăn uống, cầu tàu, bãi đậu xe, đường nội bộ, cây xanh,…đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động, phục vụ du khách. Từ những yếu tố về tiềm năng du lịch và sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, Tiền Giang đã và đang trên đà phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL như: du lịch sinh thái tham quan sơng nước, miệt vườn; du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng (nổi bật nhất là loại hình ở nhà người dân – homestay); du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa tâm linh (nổi tiếng là chùa Vĩnh Tràng); du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch thương mại, cơng vụ (MICE). Tuy nhiên, nhìn chung sản phẩm du lịch sinh thái Tiền Giang chủ yếu tham quan sông nước, miệt vườn và nghỉ dưỡng. Đây được xem là những sản phẩm đặc thù không chỉ của Tiền Giang mà còn ở các tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL. Bởi trên thực tế, nhiều du khách đến tiểu vùng du lịch này đều ưa thích trải nghiệm đi thuyền trên sơng ngắm nhìn cảnh sắc, non nước và lối sống con người, thưởng thức các món ăn đặc sản, các loại trái cây tươi ngon, hay hịa mình vào thế giới âm nhạc của đờn ca tài tử, hay tham quan và tìm hiểu quy trình của các làng nghề truyền thống làm bánh tráng, hủ tiếu, cốm, kẹo dừa và một số làng nghề khác… Chính những sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng và hấp dẫn đã hình thành nên một diện mạo và hình ảnh du lịch đặc sắc về miền sơng nước phù sa mang tên Tiền Giang. Những tiềm năng về cảnh sắc thiên nhiên, sắc thái văn hóa và vẻ đẹp của con người nơi đây sẽ tạo sức bật, triển vọng đầy tích cực cho Tiền Giang đầu tư và phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình DLST tại các cù lao như cù lao Thới Sơn.
32