Thực trạng về sựtham gia của cộng đồng dâncư vào hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 45)

1.3.2 .Vai trò của cộng đồng dâncư trong phát triển dulịch sinh thái

2.3. Thực trạng về sựtham gia của cộng đồng dâncư vào hoạt động phát triển

lịch sinh thái ở Tiền Giang

2.3.1. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Nguồn nhân lực trong ngành du lịch là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, bên cạnh các yếu tố khác như an tồn/an ninh tại điểm đến, cơ sở hạ tầng, mơi trường du lịch, giá dịch vụ và động cơ du lịch của du khách (Võ Kim Nhạn, 2019). Dựa theo bài nghiên cứu này, kết quả đã cho thấy nguồn nhân lực du lịch là yếu tố tác động theo chiều hướng tích cực đến sự hài lòng, ý định quay trở lại điểm đến và cả động cơ du lịch của du khách. Về số lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, theo số liệu thống kê của cổng thơng tin Tiền Giang, có khoảng 34,8 nghìn lao động ngành du lịch, trong đó có khoảng 7000 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, một vấn đề đã và đang tồn đọng khơng chỉ ở Tiền Giang mà cịn khu vực ĐBSCL đó là, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành dịch vụ du lịch vùng ĐBSCL chưa được đào tạo bài bản và thực chất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, có hơn 85% lao động trong ngành Du lịch chưa qua đào tạo. Trong số đó, nguồn nhân lực du lịch đã qua đào tạo chiếm chưa tới 1% có chứng chỉ, khoảng 1% có bằng nghề, hơn 2% có bằng trung cấp, gần 3% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học. Những số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch vùng ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng trong bối cảnh du lịch mang tính hội nhập như hiện nay, do đó cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp và đảm bảo cho phát triển du lịch trong thời gian tới.

Mặt khác, nhìn trên khía cạnh tích cực, cơ cấu lao động tham gia các nhóm nghề trong ngành du lịch tại các điểm du lịch sinh thái ở Tiền Giang khá đa dạng. Các hình thức phục vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại các cù lao, điểm DLST miệt vườn bao gồm: kinh doanh nhà hàng, quán ăn, kinh doanh lưu trú (đặc biệt là homestay), dịch vụ vận chuyển bằng thuyền/ghe/xuồng ba lá đưa du khách qua sông Tiền hay tham quan, trải nghiệm các cù lao, làng nghề, các khu chợ nổi trên sơng. Ngồi ra, cộng đồng địa phương ở các cù lao quen sông cũng xây dựng và tổ chức tour/tuyến tham quan các khu vườn trái cây và kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử cho du khách, dịch vụ hướng dẫn/thuyết minh tại điểm ở cù lao Thới Sơn, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc lưu trú, nhân viên bán quà lưu niệm,

33

bán các sản phẩm/đặc sản địa phương, nhân viên làm nghề thủ công truyền thống như sản xuất kẹo dừa, làm cốm, mật ong… Trong đó, các hình thức phục vụ du lịch này được đầu tư, phát triển tại các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, cồn Thới Sơn. Nhìn chung, cộng đồng địa phương đã biết đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Việc đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch cũng góp phần gia tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch sinh thái như cồn Thới Sơn. Đặc biệt thông qua sự tham gia vào hoạt động du lịch, cộng đồng địa phương có cơ hội trao đổi văn hóa với du khách, điều này sẽ giúp họ mở rộng góc nhìn, thế giới quan, biết bồi đắp và nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ du lịch. Một khía cạnh khác, trên thực tế, cộng đồng dân cư khi tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại Tiền Giang không tránh khỏi những khó khăn nhất định như khơng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, khơng có khả năng tài chính (Nguyễn Quốc Nghi 2013). Đây được xem là hai rào cản lớn nhất cản trở ý định tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Homestay của cộng đồng địa phương.

hèo Nhìn nhiều và vă ứng n cơ cấ xét tr vào h

sự trang bị về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, được xem là những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Ngoài ra, sự hạn chế về nguồn lực tài chính (vốn) và điều kiện cơ sở vật chất là hai nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc người dân không tham gia vào hoạt động du lịch cũng như ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dịch vụ, đặc biệt là loại hình homestay.

Mặt khác, một thực trạng rõ nét khi nhìn nhận về cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch, các dịch vụ du lịch được cung ứng bởi người dân đa phần phát triển theo hướng tự phát; và các dịch vụ chưa được đa dạng hóa và cịn phụ thuộc rất lớn vào các tiềm năng tự nhiên. Điều này dẫn đến sự giống nhau, trùng lắp về sản phẩm du lịch giữa Tiền Giang và các tỉnh thành khác thuộc khu vực ĐBSCL mặc dù tỉnh này tiên phong trong phát triển loại hình DLST, du lịch miệt vườn. Hơn nữa, cộng đồng dân cư trong ngành du lịch còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp bằng tiếng nước ngoài mặc dù các điểm du lịch sinh thái tại Tiền Giang thu hút chủ yếu là du khách Quốc tế. Bảng 2.1 dưới đây sẽ biểu hiện rõ về các hình thức/hoạt động phục vụ du khách của cộng đồng dân cư và chất lượng nguồn nhân lực du lịch liên quan đến trình đồ ngoại ngữ của 3 tỉnh thuộc ĐBSCL, trong đó có Tiền Giang.

35

Bảng 2.1: Khả năng tham gia phát triển du lịch của cộng đồng dân cư tại 3 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang

Nguồn: (Nguyễn Quốc Nghi 2013)

Thông qua Bảng 2.1 về khả năng tham gia: Theo kết quả khảo sát từ tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013) đã cho thấy, trình độ ngoại ngữ của các hộ gia đình, cộng đồng địa phương trong việc cung ứng dịch vụ du lịch homestay còn rất kém. Cụ thể, khả năng giao tiếp lưu lốt rất ít (chiếm 8,8%), giao tiếp được những câu cơ bản (38,0%), còn lại phần lớn là không biết giao tiếp (53,2%). Đây là một cản trở rất lớn trong việc phát triển loại hình dịch vụ homestay tại các cù lao vì các điểm du lịch sinh thái này đều thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế mỗi năm. Trình độ ngoại ngữ hạn chế, dẫn đến khả năng giao tiếp với khách nước ngoài kém, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng hoặc chất lượng dịch vụ. Kết quả khảo sát cịn cho thấy, phần lớn hộ gia đình tại các cù lao chỉ tham gia cung ứng dịch vụ ăn uống (70,3%) và dịch vụ lưu trú (54,7%).

2.3.2. Nhận thức của cộng đồng dân cư về tài nguyên du lịch và hoạt động phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Những nhận thức về nguồn tài nguyên du lịch độc đáo và phong phú của cộng đồng dân cư đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành nên sự quan tâm đến hoạt 36

động du lịch địa phương. Điều này giúp tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn cho du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng khả năng tiếp đón du khách tại mỗi điểm đến (Nguyễn Bùi Anh Thư và cộng sự 2019). Theo số liệu thống kê của cổng thông tin điện tử Tiền Giang, trong 11 tháng năm 2019, khách du lịch đến tỉnh này là 1.847,5 ngàn lượt khách, đạt 88% kế hoạch, tăng 5,8% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 591,1 ngàn lượt khách, đạt 70,4% kế hoạch, tăng 1,8% so cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành và dịch vụ khác đạt 11.681 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ. Phân theo nhóm ngành hàng: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5.944 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,9%, tăng 7,8%; du lịch lữ hành 105 tỷ đồng, tăng 14,8% và dịch vụ 5.632 tỷ đồng, tăng 8,4% so cùng kỳ. Các số liệu trên cho thấy rằng, Tiền Giang đã và đang trên đà phát triển mạnh du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho ngành cơng nghiệp khơng khói của địa phương. Góp phần vào sự thành cơng kể trên, các điểm du lịch nổi tiếng ở Tiền Giang như cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè thu hút đông đảo du khách trong và ngồi nước đến trải nghiệm vì hai điểm du lịch đều chứa đựng các giá trị to lớn về mặt sinh thái môi trường. Mặt khác, việc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch, DLST tại Tiền Giang phải gặt chặt với sự nhận thức của cộng đồng địa phương về giá trị tài nguyên phong phú, độc đáo cũng như việc khai thác tài nguyên đảm bảo tính bền vững.

Thế nhưng, việc phát triển du lịch, DLST tại Tiền Giang trong những năm qua không tránh khỏi những sức ép nặng nề đến mơi trường vì lượng du khách đổ về các điểm du lịch như cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè q đơng, đặc biệt trong các dịp lễ/tết. Do đó,

các chất thải, rác thải từ hoạt động du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương và du khách sẽ hủy hoại môi trường, làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa, việc xây dựng các cơng trình kiến trúc như các khu nghỉ dưỡng dọc bờ

sông Tiền ở TP. Mỹ Tho nếu khơng có quy hoạch chặt chẽ, hợp lý sẽ làm hỏng cảnh quan và phá hủy những giá trị không gian. Và theo đánh giá của một số chuyên gia du lịch, Tiền Giang là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, song, tiềm năng

ấy cần được khai thác đúng cách, để tránh nguy cơ ô nhiễm mơi trường, đặc biệt là mơi trường nước. Về khía cạnh văn hóa – xã hội, sự tham gia của cộng đồng dân cư vào

hoạt động du lịch sinh thái nếu khơng có sự nhận thức thấu đáo sẽ gây ra tác động không hề nhỏ. Tại Tiền Giang, kết hợp với loại hình DLST trên sơng, tham quan miệt

vườn, cộng đồng dân cư cịn phát triển nhiều hình thức cung ứng 37

du lịch như nghỉ tại nhà dân - homestay, biểu diễn nghệ thuật như đờn ca tài tử, làm các làng nghề truyền thống như sản xuất kẹo dừa, cốm, mật ong… Đây được xem là những tín hiệu đáng mừng vì người dân Tiền Giang đã và đang tăng cường việc đa dạng hóa sinh kế, biết cách đầu tư và mở rộng các dịch vụ công cộng và tiện nghi. Hơn nữa, phát triển DLST gắn chặt với du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng dân cư sẽ giúp các truyền thống văn hóa địa phương được lưu truyền, lan tỏa trong cộng đồng và du khách; việc phát triển có tính kết hợp này sẽ khuyến khích cộng đồng dân cư tăng tính sáng tạo nghệ thuật, các sản phẩm từ làng nghề, đặc biệt là sản xuất kẹo dừa, bánh cốm ở cù lao. Tuy nhiên, nhìn trên khía cạnh tiêu cực, theo nhận định của TS. Đồn Mạnh Cương (Bộ VH,TT&DL), “dịng khách du lịch tăng lên nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến thương mại hoá, tầm thường hoá văn hoá bản địa và văn hoá dân tộc để kiếm tiền được nhanh, rõ nhất trong việc tổ chức lễ hội bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu; sự phỏng cổ tuỳ tiện trong kiến trúc, trong biểu diễn, trong tôn tạo duy tu bảo dưỡng các di tích khơng theo ngun bản”. Những thực trạng trên đặt ra một bài tốn vơ cùng nan giải cho cộng đồng dân cư tại Tiền Giang về việc phải nhìn nhận và đánh giá kỹ càng, thấu đáo nguồn tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa địa phương; và đây sẽ là cơ sở quan trọng để hướng đến phát triển DLST bền vững. Tuy nhiên, để khơi dậy và nâng cao nhận thức trong mỗi người dân thì khơng chỉ đến từ sự chủ động tham gia của mỗi người dân mà còn đến từ sự hướng dẫn, giáo dục của những người đứng đầu, các chính quyền, cơ sở ban ngành địa phương tại Tiền Giang.

2.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái của chính quyền địa phương tại Tiền Giang phương tại Tiền Giang

Góp phần vào việc định hướng và hỗ trợ phát triển DLST tại các điểm du lịch nổi bật như các cù lao, chợ nổi tại Tiền Giang không thể thiếu đi sự chung tay của chính quyền

địa phương. Họ là mũi tàu để dẫn lối cộng đồng dân cư trong việc hoạch định chiến lược, cơng tác xây dựng, quảng bá hình ảnh điểm đến; và một vai trị khác khơng kém phần quan trọng của chính quyền địa phương cùng các cơ sở ban ngành là tổ chức, thực

hiện các lớp bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, nguyên tắc đặt ra cho chiến lược phát triển DLST là phải lấy giáo dục, đào tạo cộng đồng địa phương làm tiêu chí hàng đầu, như trong phát triển DLST

tại Thái Lan “DLST phải đẩy mạnh phát triển giáo dục và tạo ra các nhận thức 38

để duy trì hệ sinh thái của khu vực, thay vì chỉ khai thác tăng trưởng kinh tế” (Nguyễn Quyết Thắng & Nguyễn Văn Hóa 2012). Điều này sẽ tạo nên nhận thức tích cực, niềm tự hào của cộng đồng dân cư về giá trị tài nguyên du lịch tại Tiền Giang, đặc biệt là các cảnh quan thiên nhiên giàu tiềm năng, giá trị để khai thác và phục vụ du lịch (rừng dừa, kênh, rạch, sơng ngịi, các khu vườn trái cây,…). Bảng 2.2 dưới đây là kết quả khảo sát cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch nói chung, du lịch Homestay nói riêng tại 3 tỉnh là Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang vè các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của chính quyền địa phương.

Bảng 2.2: Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của chính quyền địa phương Nguồn: (Nguyễn Quốc Nghi 2013)

Qua Bảng 2.2, Chính sách hỗ trợ: Chính quyền địa phương tại các cù lao cũng đóng góp quan trọng vào q trình phát triển du lịch tại địa phương. Theo khảo sát thực tế, chính quyền địa phương tập trung vào cơng tác quảng bá hình ảnh du lịch địa phương (41,3%), tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các hộ dân tham gia cung ứng dịch vụ du lịch (32,6%) và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du khách đến địa phương tham quan, du lịch (32,6%), ngồi ra cịn có các chính sách như: hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ… Trong đó, về việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền địa phương của hai tỉnh là Tiền Giang và Bến Tre đã triển khai và thực hiện dự án xây dựng bến phà Rạch Miễu và đưa cơng trình này vào hoạt động trong dịp Tết năm 2021. Với mục đích là giảm thiểu mật độ lưu thơng của xe trên cầu Rạch Miễu, tình trạng kẹt xe, cơng trình xây dựng này hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề đó cũng như tạo được các triển vọng phát triển kinh tế và du lịch mang tính liên kết tỉnh, vùng

39

với nhau. Và đây là một tín hiệu rất đáng mừng nhằm đưa du lịch của Tiền Giang, Bến Tre vươn mình, sánh ngang với các tỉnh thành khác như Cần Thơ, Kiên Giang trong khu vực ĐBSCL.

2.3.4. Lợi ích khi tham gia phát triển DLST của cộng động dân cư

Lợi ích nói chung và lợi ích về kinh tế nói riêng được xem là nhân tố quan trọng quyết định sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hạo động phát triển DLST (Nguyễn Bùi Anh Thư và cộng sự 2019). Về lợi ích kinh tế, với mong muốn nâng cao thu nhập, có thêm cơng ăn việc làm và xem hoạt động du lịch là một sinh kế bền vững, cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch tại Tiền Giang đều xem xét các yếu tố này trước khi đưa ra quyết định tham gia phát triển du lịch sinh thái tại địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2013) khi khảo sát cộng đồng dân cư về động cơ thúc đẩy họ tham gia phát triển loại hình lưu trú Homestay, đã cho thấy rằng, chủ thể tham gia vào

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w