3.1.2.1. Kết quả phân lập
Mẫu tảo silic phát triển sau 4 – 7 ngày phân lập, xuất hiện màu nâu trong các giếng của đĩa 6 ô (hình 3.2).
Mức độ thuần chủng của mẫu tảo silic được kiểm tra dưới KHV quang học (X10, X40). Các mẫu thuần chủng còn nhiễm một số vi khuẩn dị dưỡng (hình 3.3) nên phải thực hiện bước tinh sạch để có được các mẫu thuần chủng và sạch khuẩn.
50 µm 50 µm 25 µm
20 cm
Ảnh 3.2: Mẫu tảo silic phát triển trong các giếng sau 5 ngày phân lập.
Ảnh 3.3: Mẫu tảo silic thuần chủng và còn nhiễm vi khuẩn (vòng màu đỏ) sau 5 ngày phân lập.
Skeletonema sp. Chaetoceros sp. Asterionellopsis sp.
Ảnh 3.1: Sựđa dạng của các loài tảo silic trong mẫu nước biển thu thập ở vùng ven bờ biển Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Thalassionema sp. Trachyneis sp. Triceratium sp.
3.1.2.2. Kết quả tinh sạch
Sau khi xử lý bằng hổn hợp kháng sinh cho thấy:
• Liều lượng 0,5 – 1,5 ml hỗn hợp kháng sinh/50 ml dịch nuôi tảo có kết quả diệt khuẩn tốt nhất sau 2 - 3 ngày nuôi cấy.
• Liều lượng 2 – 3 ml hỗn hợp kháng sinh/50 ml dịch nuôi tảo thì các tế bào tảo bị thoát sắc tố và chết sau 1 – 2 ngày nuôi cấy.
Sau 10 – 15 ngày, có 9 loài tảo thuần chủng và được tinh sạch hoàn toàn (theo Trương Ngọc An (1993), Tomas et al. (1996), Sunesen et al. (2008), Kandari et al. (2009) (ảnh 3.4).
Ảnh 3.4: Mẫu tảo silic thuần chủng và sạch khuẩn.
25 µm 50 µm 30 µm 50 µm 20 µm 25 µm 25 µm 30 µm
Chaetoceros sp. Chaetoceros subtilis
Chaetoceros subtilis var. abnormis Odontella sp. Skeletonema sp. Melosira sp. Coscinodiscus sp. Guinardia sp. 50 µm Asterionellopsis sp.
3.1.3. Định danh chọn loài Chaetoceros subtilis var. abnormis Proschkina- Lavrenko
Quan quan sát hình thái
Dưới kính hiển vi quang học các tế bào tảo nhỏ, có dạng hình hộp, nối sít với nhau thành dạng chuỗi thẳng, ngắn, tế bào ở đầu chuỗi hơi lớn hơn tế bào ở cuối chuỗi. Lông gai nhỏ tương đối ngắn và thẳng mọc ở mép mặt vỏ và giao chéo với lông gai của tế bào bên ở ngay gốc, sau đó đều vươn chéo ra theo hướng cụp về phía cuối chuỗi. Lông gai của mặt vỏđầu chuỗi giống với các lông gai trong chuỗi. Lông gai cuối chuỗi rất đặc biệt, chỉ có một cái rất to, thẳng và rất dài (ảnh 3.5 A và 3.7 A). Mỗi tế bào có một thể sắc tố dạng tấm khá to (ảnh 3.5 A). Bào tử nghỉđược sinh ra trong tế bào mẹ, có vỏ dày, tạo thành một hộp hình cầu hoặc hơi dẹt, trên mặt vỏ có gai (ảnh 3.5 B).
Dưới KHV điện tử quét, các tế bào trong chuỗi nối sít với nhau (ảnh 3.6 A và 3.7 D). Lông gai ở mép của các tế bào trong chuỗi nhỏ, tương đối ngắn và có nhiều lỗ nhỏ xếp thành hàng dọc theo lông gai (ảnh 3.6 B và 3.7 B), lông gai cuối chuỗi chỉ có một cái rất to, thẳng và rất dài, đầu nhọn (ảnh 3.6 C, D và 3.7 A). Trên mặt của cả lông gai bên và cuối chuỗi đều có nhiều gai nhỏ, vươn chéo về phí dưới (ảnh 3.6 B, D và 3.7 C). Ảnh chụp SEM này tương tự với kết quả chụp SEM loài
Chaetoceros subtilis var. abnormis Proschkina-Lavrenko của Sunesen et al. (2008).
Ảnh 3.5: Hình thái một chuỗi tế bào (A) và bào tử nghỉ (B) của Chaetoceros subtilis
var. abnormis dưới kính hiển vi quang học.
30 µm 50 µm
A 50 µm D 5 µm
B
C
Ảnh 3.6: Ảnh chụp SEM của tế bào Chaetoceros subtilis var. abnormis.
Ảnh 3.7: Ảnh chụp SEM của tế bào Chaetoceros subtilis var. abnormis theo Sunesen et al., 2008.
A B
Việc định danh dựa trên ảnh chụp dưới KHV quang học (ảnh 3.5), KHV điện tử quét (ảnh 3.6), so sánh kết quả hình thái với các tác giả Trương Ngọc An (1993), Tomas et al. (1996), Sunesen et al. (2008) (ảnh 3.7) và sự tư vấn định danh của GS. Mourice Loir (Pháp) (phụ lục VI) là tác giả của cuốn sách “Guide des diatomées, Plus de 200 micro-algues silicieuses photographiées” (2004), loài nghiên cứu là Chaetoceros subtilis var. abnormis Proschkina-Lavrenko, 1955.
Theo Trương Ngọc An (1993), loài Chaetoceros subtilis var. abnormis
Proschkina-Lavrenko được xếp thành loài Chaetoceros abnormis Pr. Lavr.