3.1.1. Bộ dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập, tuyển chọn, xử lý các số liệu trong các năm 2014-2016. Các nguồn thu thập từ:
Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2014, 2015.
Báo cáo kết quả thực hiện các mơ hình sản xuất nơng nghiệp của Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, năm 2015.
Báo cáo hiện trạng phát triển tôm – lúa vùng ĐBSCL thuộc Dự án tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong của Viện Quản lý và phát triển châu Á (AMDI), 4/2016.
Báo cáo rà sốt, điều chỉnh quy hoạch nơng nghiệp - nơng thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đên năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3.1.2. Bộ dữ liệu sơ cấp
Khảo sát hiện trường, phỏng vấn thu thập thơng tin nơng hộ, thơng tin về các mơ hình sản xuất nơng nghiệp của các nơng hộ theo mẫu phiếu khảo sát phỏng vấn
nông hộ tại các ấp Thu Đông, ấp Thới Bình, ấp Thới Trung, ấp Thới Đơng, ấp Khương Bình (xã Thới Quản); ấp Thanh Hòa, ấp Phước Tiến (xã Thủy Liễu); ấp Phước An (xã Vĩnh Phước A); ấp Phước Thành (xã Vĩnh Phước B); ấp Vĩnh Hùng (xã Vĩnh Tuy) thuộc huyện Gò Quao. Bảng câu hỏi phỏng vấn được trình bày phụ lục 2.
3.1.3. Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu phi xác xuất, kiểu chọn mẫu có định mức theo tỷ lệ, phân bổ số lượng mẫu thực hiện theo số nông hộ thực tế trên địa bàn các ấp khảo sát.
Số liệu điều tra các khoản chi phí, doanh thu được ấn định theo giá thị trường tại thời điểm khảo sát. Tối đa hóa lợi nhuận là khơng nhất thiết phải có lợi nhuận với khoản tiền là bao nhiêu mà xem xét điều chỉnh mơ hình sản xuất có đầu vào và đầu ra hợp lý có được khoản thu nhập rịng (tiền hoặc hiện vật) cao hơn.
Dữ liệu được xử lý trên phần mềm MS Excel 2007 để nhập dữ liệu và phần mềm Stata 12.0 để phân tích dữ liệu.
3.1.4. Mô tả dữ liệu
Ven sông Cái Lớn trên địa bàn huyện Gị Quao có 10 ấp thuộc 5 xã, là vùng sản xuất nơng nghiệp chính của huyện nhưng chịu nhiều tác động của xâm nhập mặn từ biển Tây và nước ngọt sông Hậu tạo vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đan xen. Hiện tại nhiều hộ dân đang dần chuyển đổi canh tác theo loại hình xen canh, kết hợp. Đây cũng chính là lý do tôi chọn địa bàn này để khảo sát hiệu quả kinh tế của các mơ hình do người dân canh tác thích ứng với điều kiện biến đổi của khí hậu. Số liệu thống kê các nơng hộ được khảo sát thể hiện Bảng 3.1
Bảng 3.1: Số lượng nông hộ được khảo sát trên địa bàn các ấp ven sông Cái Lớn
Stt Ấp (xã) Số hộ được khảo sát Tỷ lệ %
1 Thu Đông (Thới Quản) 12 9,16
2 Thới Bình (Thới Quản) 9 6,87
3 Thới Trung (Thới Quản) 9 6,87
4 Thới Đông (Thới Quản) 12 9,16
5 Khương Bình (Thới Quản) 13 9,92
6 Thạnh Hòa (Thủy Liễu) 10 7,63
7 Phước Tiến (Vĩnh Phước A) 18 13,74
8 Phước An (Vĩnh Phước B) 12 9,16
9 Phước Thành (Vĩnh Tuy) 22 16,79
10 Vĩnh Hùng (Vĩnh Tuy) 14 10,69
Tổng cộng 131 100
Tổng số nông hộ được phỏng vấn là 131 hộ trên địa bàn 10 ấp gồm: ấp Thu Đơng, Thới Bình, Thới Trung, Thới Đơng, Khương Bình (xã Thới Quản), ấp Thạnh Hịa, Phước Tiền (xã Thủy Liễu), ấp Phước An (xã Vĩnh Phước A), ấp Phước Thành (xã Vĩnh Phước B), ấp Vĩnh Hùng (xã Vĩnh Tuy) huyện Gò Quao. Số hộ được phỏng vấn tại các ấp từ 9-22 hộ/ấp.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến đặc điểm nơng hộ để tìm hiểu mối liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Sử dụng mơ hình phân tích hồi quy bội (đa biến) với phương pháp kiểm định giả thuyết của phương pháp ước lượng OLS có thỏa mãn qui tắc Gujaruti (2002)5,
5 Nguyễn Khánh Duy, 2015. Giáo trình môn kinh tế định lượng, bài 6. Hồi quy bội, Trường Đại học Kinh tế
tránh hiện tượng đa cộng tuyến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các loại hình canh tác nơng nghiệp.
Sử dụng phần mềm Stata 12.0 thông qua kỹ thuật phân tích định lượng, tiến hành kiểm định hồi quy, xác định biến có ý nghĩa và biến khơng có ý nghĩa dựa trên hệ số p-value của các biến độc lập có giá trị nhỏ hơn 0,1 thì có thể khẳng định các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc với độ tin cậy đến 90%. Ngược lại, nếu biến độc lập nhận giá trị lớn hơn 0,1 có thể kết luận rằng biến độc lập và biến phụ thuộc có mối tương quan nhưng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê trong mơ hình nghiên cứu. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến các biến cho đến khi mơ hình khơng cịn tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Khắc phục phương sai thay đổi bằng cách thêm tùy chọn robust.
Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha/năm) dựa trên các chỉ tiêu: Doanh thu = giá trị sản xuất = sản lượng * giá bán; Chi phí (gồm tất cả chi phí trung gian được quy đổi bằng tiền); Lợi nhuận = giá trị gia tăng = giá trị sản xuất – chi phí trung gian.
Phương pháp tính tổng điểm: để tính thứ tự về hiệu quả kinh tế giữa các mơ hình sản xuất nơng nghiệp từ cao xuống thấp, dựa vào thứ tự ưu tiên chỉ tiêu được chấm điểm cao: ít tốn diện tích sử dụng đất; ít sử dụng lao động được sử dụng; chi phí đầu tư ban đầu thấp; doanh thu/ha cao; tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao.
3.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Hiệu quả tài chính của mơ hình sản xuất được tính tốn khi kết thúc một q trình sản xuất kinh doanh dựa trên một số chỉ sau:
Diện tích đất nơng nghiệp bình qn do một nông hộ nắm quyền sử dụng khai thác sản xuất nơng nghiệp (ha).
Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh tồn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào q trình
sản xuất. Chi phí này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mơ canh tác và mức đầu tư của từng nơng hộ. Chi phí đầu tư bình qn cho một năm sản xuất nông nghiệp (triệu đồng).
Sản lượng thu hoạch tất cả các loại nông sản, thủy sản tùy theo loại mơ hình
sản xuất nơng nghiệp được áp dụng (tấn).
Doanh thu: là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản lượng
và mức giá bán một đơn vị sản phẩm. Doanh thu thu được bình quân trong một năm hoạt động sản xuất nông nghiệp được tính chi tiết từng loại sản phẩm nơng sản, thủy sản theo thời giá của năm đó (triệu đồng).
Doanh thu = sản lượng * giá bán
Lợi nhuận: là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí nơng hộ bỏ
ra. Lợi nhuận bình quân trong một năm hoạt động sản xuất nông nghiệp (triệu đồng/ha).
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí: là chỉ tiêu cho biết một đồng bỏ ra đầu tư mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí (%) = (lợi nhuận/ chi phí) * 100
3.5. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MƠ HÌNH VÀ KỲ
VỌNG
Mơ hình kinh tế lượng được áp dụng trong luận văn này sẽ có dạng:
Y (lợi nhuận) = const + α1X1 + α2X2+ α3X3+ α4X4+ α5X5+ α6X6+ α7X7+ α8X8 Biến phụ thuộc: là biến lợi nhuận của loại hình canh tác nơng nghiệp hay thu nhập của nông hộ từ các sản phẩm nơng sản, đơn vị tính triệu đồng.
Biến độc lập là các biến giải thích cho biến phụ thuộc. Tác giả đề tài đã xác định 8 biến độc lập thuộc 2 nhóm đặc điểm: (1) nhóm đặc điểm nơng hộ: giới tính chủ hộ, thành phần dân tộc, số lao động trực tiếp, yếu tố khơng/có tham gia học nghề, tập huấn kỹ thuật nơng nghiệp; (2) nhóm đặc điểm sản xuất nơng nghiệp: diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, yếu tố có/khơng vay vốn tín dụng để sản xuất nơng nghiệp, loại hình canh tác nơng nghiệp. Đặc điểm các biến dự định đưa vào mơ hình nghiên cứu được mơ tả như Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Mô tả dữ liệu và kỳ vọng các hệ số tương quan
Stt
Tên
biến Đặc điểm
Ký
hiệu Thang đo, mơ tả
Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
1 gtinh giới tính chủ hộ X1 =1 nếu chủ hộ là nam giới;
=0 nếu chủ hộ là nữ
+/-
2 dtoc thành phần dân tộc X2 =1 Kinh; =2 Khmer; =3 Hoa (Hai biến giả Khmer và Hoa được dùng trong hồi quy)
+/-
3 ldong số lao động trực tiếp X3 Số thành viên trực tiếp
lao động Người
+
4 khkt yếu tố khơng/có tham gia học nghề, tập huấn kỹ thuật nông nghiệp
X4 = 0 không tham gia = 1 có tham gia
-
5 dtich diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
X5 Tổng diện tích đất nơng nghiệp được canh tác
m2 +
6 thue Khơng/ có quyền sử dụng đất
X6 =1 thuê đất =0 không thuê đất
_
7 vvon yếu tố có/khơng vay vốn tín dụng để sản xuất nơng nghiệp
X7 =1 có vay vốn =0 khơng có vay vốn
+/-
8 dtuong loại hình canh tác nơng nghiệp
X8 =1 độc canh cây lúa -
=2 độc canh cây khóm - =12 đa canh lúa khóm + = 17 kết hợp lúa – tôm +
Các biến độc lập được định nghĩa như sau:
Gtinh (Giới tính của chủ hộ, ký hiệu X1): là biến giả , ghi nhận giới tính của chủ hộ. Biến này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam giới và nhận giá trị là 0 nếu
chủ hộ là nữ giới. Đặc điểm truyền thống văn hóa địa phương đại diện gia đình thường nam giới trừ những hộ đơn thân mất chồng chủ hộ là nữ giới. Đối công việc sản xuất nơng nghiệp tại ĐBSCL nói chung, huyện Gị Quao khơng phân biệt nam hay nữ nên kỳ vọng tác động đến lợi nhuận có thể chiều tích cực hoặc tiêu cực.
Dtoc (thành phần dân tộc của chủ hộ, ký hiệu X2): là biến phân loại, ghi nhận thành phần dân tộc của chủ hộ. Biến này nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là dân tộc Kinh, nhận giá trị là 2 nếu chủ hộ là dân tộc Khmer và nhận giá trị là 3 nếu chủ hộ là dân tộc Hoa. Tại huyện Gị Quao cơng đồng dân cư gồm 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống và làm ăn lâu đời với kinh nghiệm canh tác gần giống nhau cách thức sản xuất nông nghiệp nên kỳ vọng tác động đến lợi nhuận khơng phân biệt được có thể theo chiều tích cực hoặc tiêu cực. Trong phần phân tích hồi quy, biến giả cho dân tộc Kinh và Hoa được đưa vào mơ hình hồi quy.
Ldong (số lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất nơng nghiệp khơng phân biệt người trong gia đình hay th ngồi, đơn vị tính là người, ký hiệu X3). Hệ số hồi qui dự kiến là dấu +, thể hiện số lao động càng nhiều thì lợi nhuận thu về của nông hộ càng cao.
Khkt (tham gia học nghề, đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, ký hiệu X4): là biến giả ghi nhận sự khơng hay có tiếp cận khoa học kỹ thuật của nơng hộ. Biến này nhận giá trị là 0 nếu chủ nông hộ chưa tham dự bất kỳ lớp tập huấn nào trong 2 năm gần nhất, ngược lại nếu chủ nơng hộ có tham dự các lớp tập huấn do các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp hoặc các tổ chức doanh nghiệp thực hiện thì nhận giá trị 1. Hệ số hồi qui dự kiến là dấu -, thể hiện chủ nông hộ không tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp dễ bị rủi ro cao tác động tiêu cực đến lợi nhuận của nông hộ.
Dtich (số diện tích đất nơng nghiệp được nơng hộ đưa vào canh tác sản xuất nông nghiệp, đơn vị tính m2, ký hiệu X5). Hệ số hồi qui được kỳ vọng dấu +, thể hiện mức độ quan trọng của nguồn tài nguyên đất đai đối với sản xuất nông nghiệp. Hộ càng có quyền sở hữu nhiều đất thì khả năng cho thu nhập nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn.
Thue (hộ khơng có đất thì phải thuê quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, ký hiêu X6): là biến giả. Biến nhận giá trị là 1 nếu chủ nông hộ phải thuê đất để sản xuất và ngược lại biến nhận giá trị 0. Th đất thì làm gia tăng chi phí đầu tư
cho sản xuất nên kỳ vọng hệ số hồi qui dấu -, thể hiện tác động tiêu cực đến lợi nhuận của nơng hộ.
Vvon (hộ khơng có tiền thì phải tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để được vay vốn sản xuất nông nghiệp, ký hiêu X7): là biến giả. Biến nhận giá trị là 1 nếu chủ nông hộ phải vay vốn để sản xuất và ngược lại biến nhận giá trị 0. Có vay vốn thì làm gia tăng chi phí đầu tư cho sản xuất nên kỳ vọng hệ số hồi qui dấu -, thể hiện tác động tiêu cực đến lợi nhuận của nông hộ.
Dtuong (là các loại cây trồng, vật nuôi được nông hộ đưa vào sản xuất theo các loại hình canh tác, ký hiệu X8). Một loạt biến giả cho từng mơ hình sẽ được tạo ra để đưa vào phương trình hồi quy. Mơ hình hồi qui đa biến dự kiến dấu các loại hình độc canh cây nơng nghiệp dấu – do điều kiện tự nhiên không phù hợp, sản xuất hiệu quả không cao, các loại hình canh tác ni trồng thủy sản, đa canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp hoặc kết hợp cây nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản dấu + đem lại thu nhập cao hơn.
Từ kết quả điều tra, tiến hành hồi quy để phân tích mối liên quan của các yếu tố độc lập (diện tích đất sản xuất, số lượng lao động, đặc điểm giới tính chủ nơng hộ, đặc điểm thành phần dân tộc, đặc điểm đầu vào sản xuất, tiếp cận khoa học kỹ thuật, quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị tính triệu đồng của nơng hộ thu được từ các loại mơ hình sản xuất.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nội dung Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu có được dựa trên phân tích dữ liệu điều tra khảo sát và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mơ hình sản xuất nơng nghiệp thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
4.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN GỊ QUAO
Hình 4.4: Vị trí hành chính huyện Gị Quao (Kiên Giang)
Huyện Gị Quao tính từ TT. Gị Quao đi Tp. Rạch Giá 48km theo hướng Tây Bắc, có 11 đơn vị hành chánh (1 thị trấn, 10 xã), phía đơng và phía nam các xã Vĩnh Hịa Hưng Nam, Vĩnh Phước B, Vĩnh Tuy giáp với tỉnh Hậu Giang; phía tây các xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Phước A, TT. Gò Quao, Thủy Liễu, Thới Quản giáp sơng Cái Lớn; phía bắc các xã Định Hịa, Định An, Vĩnh Hòa Hưng Bắc giáp huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Địa bàn nghiên cứu của luận văn giới hạn các xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Phước A, TT. Gò Quao, Thủy Liễu, Thới Quản ở phía tây giáp sơng Cái Lớn.
Huyện Gò Quao nằm trong vùng sinh thái Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang. Địa hình sơng ngịi chằng chịt do 04 nhánh sông lớn gồm: sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Cái Tàu, sông Ba Voi với tổng chiều dài 101 km tạo nên vùng sản xuất nơng nghiệp. Trên địa bàn huyện Gị Quao có Quốc lộ 61 chạy qua theo
hướng tây bắc – đông nam chia cắt vùng sản xuất nông nghiệp huyện thành 2 vùng nông nghiệp với điều kiện sinh thái đặc thù: phía bắc Quốc lộ 61 là vùng bị ảnh hưởng ngập lũ, nước ngọt quanh năm; phía nam Quốc lộ 61 đến sơng Cái Lớn là vùng đất bị ảnh hưởng nhiễm phèn, nhiễm mặn thích hợp sản xuất các loại cây trồng chịu phèn, thủy sản lợ là chính.
Ven sơng Cái Lớn trên địa bàn huyện Gị Quao có 10 ấp thuộc 5 xã vùng phía nam Quốc lộ 61, là vùng sản xuất nơng nghiệp chính của huyện nhưng chịu nhiều tác động của xâm nhập mặn từ biển Tây và nước ngọt sông Hậu tạo vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đan xen. Hiện tại nhiều hộ dân đang canh tác theo loại hình đa canh,