Tải lượng ô nhiễm do hàn điện

Một phần của tài liệu bao_cao_gpmt_hoa_tang (Trang 50 - 52)

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày)

1 Khói hàn 0,2

2 CO 0,006

3 NO2 0,01

Tải lượng các khí độc phát sinh từ hoạt động này khơng cao, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến cơng nhân và thợ hàn. Nếu khơng có các phương tiện phịng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các khí độc hại có thể bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí ở nồng độ cao có thể dẫn đến nhiễm độc cấp tính.

- Khí thải từ q trình rải nhựa đường (do q trình đun nóng nhựa) và thảm bê tơng nhựa:

Theo Viện Nghiên cứu Asphalt đã xác định lượng hơi phát thải từ asphalt nóng ngay sau khi xuất ra khỏi dây truyền trộn, nồng độ hơi nhựa đường từ 0,2 đến 5,4mg/m3, trung bình 1,6 mg/m3. Một nghiên cứu tương tự về hơi phát thải trong q trình thi cơng đường cho thấy đối với quy trình đầm nén mặt đường mới thi cơng, mức độ phát thải khí là từ 0,15 đến 5,6 mg/m3. Lượng khí thải này gây nên mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công trực tiếp và người dân xung quanh khu vực. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra với thời gian ngắn nên tác động không đáng kể.

Đánh giá tác động: - Tác động của bụi

+ Tác động đến sức khỏe con người

Tác hại của bụi chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khỏe con người là gây ra các loại bệnh như: Bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, dầy màng phổi, xẹp phổi,... Đặc biệt là các bệnh bụi phổi, bệnh này có thể biến chứng đưa đến tử vong; các loại bệnh ngoài da như nhiễm trùng da, viêm da, khô da, nấm mốc, sạm da,…; các loại bệnh về mắt như kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, đỏ mắt, mắt hột,…

Tuy nhiên, các tác động này chỉ mang tính tạm thời, cục bộ, sẽ kết thúc khi xây dựng xong cơng trình.

+ Tác động đến cảnh quan, môi trường sinh thái

Nồng độ bụi cao sẽ làm giảm tầm nhìn và làm mất mỹ quan khu vực Dự án và các khu vực có xe vận chuyển vật liệu đi qua.

Nồng độ bụi cao sẽ làm giảm chất lượng khơng khí, tác động xấu đến môi trường khơng khí, chẳng hạn: làm thay đổi các phản ứng quang hố trong khơng khí (ví dụ, làm tăng tốc độ một số phản ứng trong khơng khí như phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3), lan truyền phát tán bụi trong vùng rộng lớn hơn, hấp phụ nhiều hơn các chất độc lên bề mặt,... và khi lắng đọng xuống mặt đất, sẽ tác động bất lợi đến các hệ sinh thái trên cạn, đến sức khoẻ con người,...

- Tác động do khí thải: Ngày nay các phương tiện được sản xuất trên dây chuyền hiện đại (qua Đăng kiểm trước khi sử dụng) và giảm thiểu tác động ô nhiễm theo các quy định nghiêm ngặt nên tải lượng ô nhiễm thực tế từ khí thải phương tiện vận chuyển là không lớn như tải lượng ô nhiễm do WHO, 1993 thiết lập.

Tóm lại, bụi và khí thải là một trong những nguồn gây tác động chính yếu trong giai đoạn này. Do đó, Chủ dự án thực hiện các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của bụi đến môi trường và con người.

(2) Nước thải

Nước thải phát sinh trong giai đoạn này gồm nước thải từ hoạt động xây dựng, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng

- Hoạt động bảo dưỡng thiết bị

Nước thải phát sinh do quá trình xây dựng chủ yếu từ việc bảo dưỡng các cơng trình, trộn bê tơng, rửa thiết bị, máy móc,... Thành phần nước thải này chứa đất đá, các chất lơ lửng, các chất vô cơ như: Cát, xi măng,… Dựa vào thực tế thi công từ nhiều cơng trình tương tự, ước tính khối lượng nước thải này khoảng 2,0 m3/ngày đêm.

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án “Cơ sở hỏa táng tại Nghĩa trang nhân dân phía Nam (mới), xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy”

Tổng Công ty Cổ phần Hợp lực 51

nghiệp - CEETIA, nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải thi cơng trung bình như trong bảng sau:

Một phần của tài liệu bao_cao_gpmt_hoa_tang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)