Xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý CTRNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in

Một phần của tài liệu Dự báo phát thải chất thải rắn nguy hại từ ngành công nghiệp sản xuất mực in in tại thành phố hồ chí minh và đề xuất giải pháp xử lý (Trang 93 - 99)

- Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải: hiện nay các đơn vị này hoạt động dưới sự giám sát của sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Các hoạt động

3.5.2xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý CTRNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in

sản xuất mực in – in

Như đã trình bày ở phần II, ngành công nghiệp sản xuất mực in – in phát sinh các loại CTRNH như sau: (1) Giẻ lau, bao tay dính thành phần CTNH; (2) Bóng đèn huỳnh quang; (3) Bao bì, giấy dính thành phần CTNH; (4) Lon, thùng chứa dính thành phần CTNH. Đối với từng loại chất thải sẽ có một phương pháp xử lý riêng tùy thuộc vào thành phần, tính chất của mỗi loại chất thải nguy hại. Trong bốn loại chất thải nguy hại sinh ra từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in, dựa vào thành phần, tính chất của các loại chất thải này ta chia thành ba nhóm chất thải ứng với ba phương pháp xử lý thích hợp riêng biệt.

Nhóm 2: Nhóm chất thải có nhiệt trị thấp, dễ bị tác động cơ học để thay đổi kích thước từ dạng thô sang dạng hạt, ít có khả năng tái sinh tái chế.

Nhóm 3: Nhóm chất thải có khả năng tái sinh tái chế, tái sử dụng.

+ Quy trình công nghệ xử lý CTRNH nhóm 1

Các loại CTRNH sinh ra từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in dễ bắt cháy, có nhiệt trị cao bao gồm: Giẻ lau, bao tay, bao bì dính thành phần CTNH; giấy, thùng chứa hóa chất dính thành phần CTNH không có khả năng tái chế, vỏ mực in. Nhiệt trị của các loại chất thải này được trình bày ở Bảng 4.3

Bảng 3.55 Nhiệt trị của các loại chất thải sinh ra từ nhóm 1

Nhiệt lượng

Thành phần Dao động (btu/lb) Trung bình (btu/lb) Trung bình (Kcal)

- Giấy 5000 - 8000 7200 1814 - Carton 6000 - 7500 7000 1764 - Nhựa dẻo 12000 - 16000 14000 3528 - Vải 6500 - 8000 7500 1900

Với loại CTRNH này do có nhiệt trị cháy cao nên áp dụng phương pháp đốt để xử lý là thích hợp nhất nhằm tận dụng khả năng sinh nhiệt lượng cao của chất thải để xử lý, giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp an toàn, tiết kiệm được quỹ đất. Quy trình công nghệ đốt CTRNH nhóm 1 được mô tả tóm tắt ở Hình 3.16

Hình 3.16 Sơđồ công nghệ lò đốt và xử lý khí thải.

Thuyết minh công nghệ

Các chất thải đem xử lý tiêu hủy bằng phương pháp đốt được tập trung đưa vào buồng đốt sơ cấp, với nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt từ 600 – 800oC. Nhiệt độđốt ban đầu là do quá trình đốt dầu DO. Phần chất hữu cơ bay hơi chưa kịp phân hủy cùng với các khí cháy được đẩy qua buồng thứ cấp. Tại đây nhờđầu đốt nhiệt độ buồng đốt thứ cấp lên đến 1.000 đến 1.200oC, ở nhiệt độ này sẽđốt cháy hoàn toàn các sản phẩm hữu cơ còn lại từ quá trình đốt sơ bộ. Còn khí thải từ buồng đốt thứ cấp sau khi được tách bụi ở buồng lắng được quát hút khí thổi vào hệt thống tháp hấp thụ xử lý khí (02 hệ thống tháp hấp thụ: sơ cấp và thứ cấp).

Tháp hấp thụ có nhiệm vụ loại bỏ các chất độc có trong khí thải như CO2, NOx, SOx, … và một phần lượng bụi còn lại nhờ dung dịch hấp thụ. Khí thải đi vào từ đáy tháp hấp thụ và bị phân tán mỏng ra xung quanh tháp bằng một chụp thép hình nón. Khi đó dung dịch hấp thụ được đưa vào tháp theo hướng từ trên xuống dưới bằng bơm. Dung dịch hấp thụ

Chất thải đốt Buồng đốt sơ cấp Buồng lắng bụi Thiết bị hấp thụ sơ cấp Quạt hút Ống khói phát thải Béc phun dầu Béc phun dầu Dung dịch hấp thụ Hệ thống xử lý nước hấp thụ Thiết bị hấp thụ thứ cấp Dung dịch hấp thụ Buồng đốt thứ cấp

Dòng dung dịch được bơm vào ở dạng các tia nhỏ nhằm tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa khí thải và dung dịch. Khí thải từđáy tháp đi lên gặp dung dịch từ trên đi xuống, quá trình phản ứng giữa các loại khí độc trong dòng khí thải và dung dịch hấp thụ diễn ra. Kết quả là các loại khí độc này sẽ bị loại ra. Dòng khí thải sau khi qua tháp hấp thụ được phát tán ra môi trường xung quanh qua ống khối cao hơn 20m. Dung dịch hấp thụ sau khi đi qua tháp hấp thụ sẽ được thu lại tại bể chứa dung dịch hấp thụ và tiếp tục được bơm lên tháp cho quá trình phản ứng tiếp theo. Trước khi vào tháp dòng dung dịch này được châm thêm xút để tạo nồng độổn định, thích hợp để hấp thụ các khí CO2, NOx, SOx, … Khí sau xử lý đạt TCVN 5939-2005 và 6560-2005.

+ Quy trình công nghệ xử lý CTRNH nhóm 2

Bóng đèn quỳnh quang sinh ra từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in thuộc nhóm CTNH 2 sau khi đã thu hồi thủy ngân có giá trị kinh tế cao, phần chất rắn thủy tinh chứa một lượng vết các hợp chất thủy ngân sẽ được cố định hóa rắn và chôn lấp an toàn theo quy định. Quy trình công nghệ xử lý CTRNH nhóm 2 được mô tả tóm tắt ở Hình 4.3

Hình 3.17 Sơđồ Công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang. Bóng đèn

Nồi gia nhiệt Thiết bị ngưng tụ Thiết bị lưu giữ thủy ngân Bơm nước giảm nhiệt Nước Nhiệt độ Thủy tinh chứa lượng vết các hợp chất thủy ngân Phễu tiếp nhận Thiết bị nạp liệu định lượng Thiết bị phối trộn đồng nhất Thiết bị trộn/ đóng khuôn Bồn chứa tác nhân làm khô Thiết bị nạp tác nhân làm khô Nước (nếu cần) Bồn chứa tác nhân kết dính lỏng Bơm

Băng chuyền chuyển đến khu vực tập trung để chuyển lên xe vận chuyển đến nơi lưu trữ hoặc chôn lấp

Thuyết minh công nghệ

Trong bóng đèn huỳnh quang tồn tại cả dạng thủy ngân kim loại và thủy ngân hợp chất dạng bột huỳnh quang. Thủy ngân kim loại và hợp chất đều là những chất độc. Thủy ngân được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, thiết bị khác nhau như: điện kế, điện cực máy cực phổ, bóng đèn….

Bóng đèn thủy ngân để nguyên cho vào nồi (nồi vỏ thép chịu áp lớn hơn hoặc bằng 20at) của hệ thống chưng cất kín. Gia nhiệt để làm bể bóng đèn và bay hơi thủy ngân, hơi thủy ngân qua hệ thống làm lạnh ngưng tụ chảy vào trong thùng nhựa chứa sẵn nước đá lạnh. Thủy ngân sau khi đã được tinh chế được đóng chai sứđặc dụng, nút kín và bảo quản đặc biệt cẩn thận. Sản phẩm này sẽ được cung cấp cho các nhà sản xuất chuyên ngành có nhu cầu sử dụng làm nhiên liệu.

Nồi chưng cất sau khi hết thủy ngân và đuổi khí kỹ càng, cho thêm bột lưu huỳnh và đun nóng nhẹ để phản ứng hết với các hợp chất thủy ngân để trơ thành một hợp chất không bay hơi ở nhiệt độ thường. Sản phẩm này chứa một lượng vết các hợp chất thủy ngân sẽ được cố định hóa rắn và chôn lấp an toàn theo quy định.

+ Quy trình công nghệ xử lý CTRNH nhóm 3

Dù mang tính chất nguy hại nhưng chính bản thân một số CTNH vẫn có những giá trị kinh tế nhất định, vẫn có thể được coi là một loại tài nguyên. Chỉ có điều loại tài nguyên này đòi hỏi các công nghệ khai thác đặc biệt, nguồn nhân lực phù hợp cũng như các chính sách ưu đãi của chính quyền. Những CTNH có khả năng tái chế, tái sử dụng từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in gồm giấy nhiễm mực in, thùng nhựa, kim loại dính thành phần CTNH. Trong ba loại CTNH ở nhóm 3 thì giấy nhiễm mực in sẽđược tái chế lại tạo ra các sản phẩm chất lượng thấp hơn như giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh,….. Đa số thùng nhựa, thùng kim loại sinh ra từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in bị nhiễm dung môi và mực in, các thùng nhựa, thùng kim loại này sẽ được các cở sở sản xuất dung môi và mực in tái sử dụng lại sau khi đã được làm sạch hoàn toàn chất thải nguy hại dính bám ở bề mặt. Tuy nhiên, quy trình làm sạch chất thải nguy hại dính bám ở bề mặt phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật về quản lý và xử lý CTNH. Các thùng nhựa không có khả năng tái chế thì sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt nhưđã trình bày ở quy trình bày. Riêng đối với các thùng kim loại có khả năng tái sử dụng nhưng không được các cơ sở sản xuất quan tâm sử dụng lại thì sẽ được cắt bỏ nắp để thành những tấm nhỏ, sau đó được dập đóng thành khối và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn. Quy trình công nghệ tái chế giấy nhiễm mực in được mô tả tóm tắt ở Hình 3.18

Hình 3.18 Quy trình công nghệ tái chế giấy nhiễm mực in.

Thuyết minh công nghệ

Giấy phế liệu được ngâm và tẩy cho sạch, rồi được lọc để lấy phần bột giấy, tiếp theo bột giấy được xeo thành bìa, sấy bằng hơn nước và được cuộn thành lô, cuối cùng cắt thành từng lô nhỏ. Sản phẩm sinh ra từ quá trình tài chế giấy phế liệu là giấy cuộn vàng, giấy bìa cứng, giấy vệ sinh. Giấy - cartoon Ngâm, tẩy trắng Nước thải Hệ thống xử lý nước thải Hóa chất tẩy trắng Nghiền Bột giấy Lọc Nước thải Xeo Sấy khô Giấy cuộn Sản phẩm Nước thải Lò hơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự báo phát thải chất thải rắn nguy hại từ ngành công nghiệp sản xuất mực in in tại thành phố hồ chí minh và đề xuất giải pháp xử lý (Trang 93 - 99)