Xuất các giải pháp quản lý CTNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in

Một phần của tài liệu Dự báo phát thải chất thải rắn nguy hại từ ngành công nghiệp sản xuất mực in in tại thành phố hồ chí minh và đề xuất giải pháp xử lý (Trang 89 - 93)

- Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải: hiện nay các đơn vị này hoạt động dưới sự giám sát của sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Các hoạt động

3.5.1 xuất các giải pháp quản lý CTNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in

cao do có HSPT thấp nhất. Trên thực tế hiện nay, việc chọn hình thức xử lý, hay quản lý để giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại của các doanh nghiệp đều chưa co biện pháp cụ thể, các công ty xử lý thì cũng chỉ sử dụng phương pháp duy nhất là đốt, đóng rắn. Chính vì điều này là nguyên nhân làm cho chi phí xử lý CTNH tăng cao, gây khó khăn cho nhà sản xuất, gây ra các tiêu cực cho nhà quản lý nhà nước.

Vì vậy, một biện pháp toàn diện phải được tính đến để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh tại nguồn, cũng như đưa ra được các phương pháp xử lý thích hợp đối với từng loại hình chất thải nguy hại.

3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRNH PHÁT SINH TỪ

NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT MỰC IN – IN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý CTNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in - in dựa vào hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và học hỏi các quy trình, giải pháp quản lý CTNH trên thế giới.

3.5.1 Đề xuất các giải pháp quản lý CTNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in mực in – in

Nhận biết và xác định được những nguyên nhân làm cho quá trình quản lý CTNH chưa hoàn thiện là một trong những cơ sở đầu tiên để tìm ra các giải pháp quản lý CTNH nói chung và CTNH phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất mực in – in nói riêng. Những bất cập trong quá trình quản lý CTNH được trình bày như sau:

Hệ thống quản lý nhà nước

− Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy hại và hệ thống quản lý Nhà Nước về quản lý CTNH chưa hòan thiện.

− Thiếu chương trình quản lý chất thải nguy hại hoàn chỉnh.

− Công tác quản lý CTNH trong mối quan hệ với các doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại và với cộng đồng dân cư xung quanh còn yếu kém.

− Chưa có quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

− Chưa nhận biết được những lợi ích kinh tế đem lại cho doanh nghiệp từ việc quản lý CTNH vànhững lợi ích kinh tếđem lại cho xã hội từ việc tái sinh, tái chế CTNH. − Thiếu quy trình công nghệ kiểm soát CTNH.

Hệ thống kỹ thuật – Công nghệ

− Chưa có bãi chôn lấp chất thải an toàn hay khu liên hiệp tái sinh/tái chế và xử lý chất thải nguy hại.

− Tỷ lệ tái sinh/tái chế CTNH còn thấp.

Từ những bất cập trong quá trình quản lý CTNH, những giải pháp quản lý phù hợp được đề xuất như sau:

Hệ thống quản lý nhà nước

+ Giải pháp đối với công tác quản lý CTNH

Ở Việt Nam, vấn đề quản lý CTNH chỉ mới được chú ý đến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do đó, hệ thống luật định còn tương đối hạn chế, thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, hiệu quả của công tác quản lý CTNH chưa được như mong đợi.

Vì vậy cần phải bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp qui về quản lý chất thải nguy hại:

− Qui chế quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

− Qui chế quản lý các hoạt động tái sinh và tái chế (nói chung, trong đó có nội dung đề cập rõ ràng đến CTCNNH) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

− Qui định rõ ràng về việc thu phí xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhất là cho từng ngành công nghiệp cụ thể.

Hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà Nước về quản lý chất thải nguy hại, bao gồm cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, từ thành phố đến phường xã, thích hợp với mô hình quản lý đô thị mới.

Xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý chất thải nguy hại đối với ngành sản xuất mực in - in:

− Hoàn thiện tốt việc đăng ký chủ nguồn thải CTCN cho tất cả các đối tượng sản xuất công nghiệp.

− Triển khai ngay Chương trình phân loại chất thải nguy hại tại nguồn (tại từng doanh nghiệp và từng KCN-KCX) song song với việc đăng ký chủ nguồn thải ;

− Triển khai toàn diện Chương trình thu phí đối với chất thải công nghiệp nguy hại

− Triển khai các Chương trình và giải pháp tái sinh/tái chế chất thải các lọai (trong đó làm rõ nội dung cho CTCNNH).

− Triển khai Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng và quản lý chất thải nguy hại;

− Triển khai các Chương trình đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật-công nghệ và quản lý cho cán bộ cơ sở và các đối tượng khác liên quan đến CTCNNH;

− Đẩy mạnh các Chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ và quản lý chất thải công nghiệp nói chung và CTCNNH nói riêng;

− Triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

+ Giải pháp đối với sự tiếp cận của công tác quản lý CTNH với cộng đồng dân cư

Quản lý chất thải nguy hại tác động đến cộng đồng rất lớn và ngược lại, cộng đồng cũng sẽ tác động mạnh đến quyền lợi uy tín của doanh nghiệp thông qua những nhận định của họ về công tác quản lý chất thải của doanh nghiệp. Do đó, trực tiếp hoặc gián tiếp cộng đồng đã trở thành một cấu phần quan trọng của công tác quản lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Trong công tác quản lý CTNH, đối tượng chính cần quan tâm là cộng đồng trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi các chất thải nguy hại, gồm các đối tượng sau:

− Cộng đồng sống trong khu vực có phát sinh hoặc tồn tại chất thải nguy hại

− Cộng đồng làm việc trong khu vực đó

− Cộng đồng học tập trong khu vực đó

− Cộng đồng thường qua lại trong khu vực đó.

Việc triển khai thực hiện công tác quản lý CTNH trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư xung quanh có thể thực hiện theo các cách tiếp cận sau:

− Tiếp cận từ trên xuống: tiếp cận dựa trên ý kiến chủ quan của các nhà quản lý, các nhà khoa học. Tuy nhiên cách tiếp cận này không có tính khả thi cao và không sát với tình hình thực tế do đối tượng này thường sống xa cộng đồng, cách biện với điều kiện cụ thể của cộng đồng và không chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại mang lại.

− Tiếp cận trung gian: Là cách tiếp cận thông qua sựđiều tiết của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền.

− Tiếp cận từ dưới lên: là cách tiếp cận cộng đồng cùng tham gia. Các kế hoạch, chương trình quản lý đều được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tế mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng, có sự tham gia bàn bạc tích cực, chủđộng của cộng đồng.

− Tiếp cận hai hướng: Là các tiếp cận từ trên xuống theo những chương trình, kế hoạch chủ động của hệ thống điều hành bên trên, và từ dưới lên dựa vào nhu cầu thực tế của cộng đồng. Cách tiếp cận này mang lại hiệu quả khá cao cho các công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải nguy hại nói riêng.

+ Nâng cao tầm quan trọng của việc xã hội hóa công tác quản lý CTNH

Quản lý chất thải nguy hại nên hướng đến việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTNH. Các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phát triển mạnh sẽ thu hút sự tham gia của cộng đồng, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trình độ thấp. Ngoài ra ngành nghề tái chế chất thải

để các đơn vị tư nhân tham gia công tác quản lý chất thải nguy hại không chỉ tạo điều kiện xử lý tốt chất thải nguy hại phát sinh, giải quyết được vấn đề môi trường nan giải hàng đầu trong điều kiện nước ta hiện nay mà còn góp phần mở ra một thị trường mới không kém phần sôi động và hấp dẫn, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động không nhỏ.

+ Đề xuất quy trình công nghệ kiểm soát CTNH

Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ, xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ và sức khỏe môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Quy trình kỹ thuật kiểm soát chất thải nguy hại được biểu diễn trong hình dưới đây

Hình 3.15 Quy trình kỹ thuật kiểm soát chất thải nguy hại.

Do chất thải nguy hại có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng chất thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tài nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Việc xử lý này có thể thực hiện theo các phương pháp: xử lý cơ học: phân hủy nhiệt hoặc phương pháp hóa/ lý / sinh học. Chất thải nguy hại sau xử lý sẽ được thải bỏ. Bước này sẽđược thực hiện bằng phương pháp chôn lấp an toàn.

Xu hướng hiện nay là thực hiện mọi cách giảm thiểu chất thải phát sinh và giảm thiểu tính độc hại của chất thải. Tuy nhiên dù thực hiện mọi biện pháp giảm thiểu thế nào đi nữa thì luôn tồn tại một lượng thải từ quá trình sản xuất. Vì vậy việc xử lý và thải bỏ cuối cùng

Phát sinh chất thải

Thu gom, phân loại và lưu giữ tại nguồn

Tập trung Truyền tải và vận chuyển Tách, xử lý và tái chế Tiêu hủy

chất thải vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tránh các tác động nguy hại của chất thải lên con người và môi trường. Thứ tựưu tiên cho việc quản lý CTNH như sau:

- Giảm thiểu chất thải tại nguồn; - Tái sinh, tái sử dụng,

- Xử lý; - Chôn lấp.

+ Giải pháp đối với sự tiếp cận của công tác quản lý CTNH với doanh nghiệp

- Hướng dẫn các thủ tục và qui trình quản lý CTNH cho các doanh nghiệp có phát sinh CTNH.

- Hướng dẫn các quy trình kỹ thuật áp dụng cho quản lý CTNH cho các doanh nghiệp. Quy trình này liên quan đến thu gom, đóng gói, lưu trữ và vận chuyển CTNH.

- Giới thiệu một số đơn vị tư vấn về quản lý môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cần tìm sự hổ trợ trong công tác quản lý môi trường.

Hệ thống Kỹ thuật – Công nghệ

- Tiêu chuẩn hoá các thiết bị tồn trữ và vận chuyển dành riêng cho CTNH tại cơ sở sản xuất phát sinh CTNH;

- Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các giải pháp và thiết bị phân lọai triệt để và thu gom tại nguồn các lọai hình CTNH tại từng doanh nghiệp có phát sinh ra CTNH;

- Hoàn thành qui hoạch và tiến hành ngay việc đầu tư xây dựng các hạng mục tương ứng của Khu liên hợp xử lý CTCNNH như định hướng ở chương 3. Theo trình tự thì trước mắt ưu tiên cho các khu vực (hạng mục công trình) tái sinh/tái chế, xử lý hóa lý và thiêu đốt, sau đó sẽ tiếp tục với các hạng mục còn lại;

- Liên tục áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới cho các cơ sở tái sinh/tái chế và xử lý. Mục đích để nâng cao hiệu quả tái sinh/tái chế chất thải nguy hại tạo ra trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Dự báo phát thải chất thải rắn nguy hại từ ngành công nghiệp sản xuất mực in in tại thành phố hồ chí minh và đề xuất giải pháp xử lý (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)