1. styrene – Acrylic Copolymer 2.Polyamide
1.2.1 Kinh nghiệm từ các nước
Thành phần nguyên liệu và cách thức thực hiện của ngành in ấn là tương tự nhau, điểm khác biệt nhau ở cách thức vận hành của quá trình in. Từđó người ta đưa ra một quy trinh in ấn cơ bản cho ngành in ấn theo Hình 1.11.
Hình 1.11 Sơđồ quy trình in cơ bản của ngành công nghiệp in ấn
Theo Tổ chức các dịch vụ sức khỏe ở California, thành phần chất thải phát sinh chủ yếu từ ngành công nghiệp thương mại in gồm các loại chủ yếu sau:
- Các dung dịch tẩy rửa và các tấm phim;
- Chất thải chứa thành phần nguy hại (thường là kim loại nặng và dung môi)
- Mực in bị nhiễm dung môi và bao tay dính thành phần nguy hại (dung moi, dầu máy, mực in) được dùng cho quá trình lau dọn máy móc, thiết bị;
- Các loại dầu bôi trơn máy móc thải ra.
Đóng gói và phân phối Cắt, tạo hình sản phẩm và kiểm tra Hoạt động in ấn Làm phim, định hình Đồ họa và sao chép
Một báo cáo của Tổ chức thương mại môi trường của Úc tháng 05 năm 2003 thì đưa ra một cách khái quát, cụ thể đối với từng loại hình in ấn. Các công nghệ in được liệt kê cụ
thể, mỗi loại công nghệ in thì sẽ có các loại chất thải phát sinh:
- Công nghệ Pre-press Operations phát sinh các loại chất thải: thuốc tráng phim, nước rửa
ảnh, thùng carton thải, bảng phim thải được cắt nhỏ;
- Công nghệ in thạch bản phát sinh các loại chất thải sau: khuôn in, bản kẻm cũ, các dung dịch để bay hơi dùng, dầu dùng để rửa khung in, bản kẻm, mực thải, dung dịch tẩy rửa và giấy;
- In bản kẽm phát sinh các loại chất thải sau: bản kẻm cũ, chất thải axit, dung dịch dùng
để khắc bằng axit, mực thải, dung môi làm sạch và dung môi dễ bay hơi, gầy, chất nền thải;
- Công nghệ in nổi bằng khuôn mềm phát sinh các loại chất thải sau: khuôn in cũ, nguyên liệu dư thừa trong quá trình tạo khuôn in, dung môi làm sạch, dung môi dễ bay hơi trong quá trình làm khô mực, giấy và các chất nền thải;
- Letter press phát sinh các loại chất thải sau: khuôn in và bản kẽm củ, dung dịch để tráng phim,dung dịch làm sạch mực in thải và giấy thải;
- Kỹ thuật in lụa phát sinh các loại chất thải sau: các tấm màng cũ, tấm màng và khuôn tô thải, mực in thải, các hóa chất cải tạo khuôn tô, giấy và chất nền thải;
- In laser phát sinh các loại chất thải sau: hộp mực in thải, giấy thải, thiết bị máy tính hư
thải bỏ;
Nhìn chung các loại chất thải thải ra từ loại hình công nghiêp in ấn là đa dạng và rất phức tạp bao gồm chất thải dạng rắn, chất thải dạng lỏng và loại dễ bay hơi, đây là vấn đề gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường xung quanh cũng như đối với các giải pháp xử
lý sau cùng.
Mặc dù, loại hình công nghiệp sản xuất mực in và in phát sinh khá đa dạng các loại chất thải nguy hại nhưng trên thế giới vẫn chưa có đề tài nghiên cứu đến loại hình công nghiệp này. Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu vào nguồn phát sinh chất thải, quá trình giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm từ quá trình sản xuất mực in và in nhưđề tài nghiên cứu nghiên cứu “Causes and Sources of Wastein the Printing Industry in Ghana” của Ashford C. Chea (2006), đề tài nghiên cứu “Waste Reduction in the Screen Printing Industry” của tác giả Sherry Davis (2001), đề tài nghiên cứu “Pollution Prevention Case Study on the Printing Industry” của tác giả Eileen O. van Ravenswaay (1995), chuyên đề
Conservation NSW (2005), chuyên đề “Waste Reduction in the Printing Industry ” của Autralian Enviroment Business (2003).
Ngành sản xuất mực in cũng tương tự như ngành in bao gồm nguyên liệu đầu vào, các dung môi, chất phụ gia. Chất thải phát sinh từ ngành sản xuất mực in cũng tương tự như
ngành in ấn. Tuy nhiên lượng bao bì, giấy nhiễm thành nguy hại không phát sinh nhiều so với ngành in ấn.
1.2.2 Việt Nam
$ Nguồn phát sinh, thành phần chất thải rắn nguy hại từ ngành in
Khảo sát thực tế tại các xí nghiệp, nhà máy in trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nguyện liệu in đầu vào chủ yếu là vải, giấy, bao bì, khuôn thép với các dây chuyền công nghệ in theo các sơđồ sau:
- Vải, mực in hóa chất ngành in Æin Æ làm khô, định hình vải Æ kiểm tra Æđóng gói. - Giấy in phim in offset, bản mẫu Æ cắt giấy theo khổ cần in Æ chụp bản kẽm Æ máy in
điều khiển bằng bản điện tửÆ cắt theo quy cách sản phẩm Æ thành phẩm. - Giấy tái sinh Æ cắt Æ in offset Æ cắt Æ cán màng Æ thành phẩm. - Bao bì Æ gia công Æ in Æ cắt dán Æ thành phẩm.
- Chế bản Æ pha màu Æ in Æ ép Æ sấy khô Æ thành phẩm Æ kiểm tra Æ xuất.
- Bán thành phẩm Æ làm phim Æ tạo khuôn in Æ dán bán thành phẩm lên khuôn Æ in Æ sấy khô Æ ép Æ kiểm phẩm Æ tẩy rửa khuôn in Æ lò hấp khuôn.
Mặc dù có nhiều loại hình in khác nhau nhưng thành phần phát sinh chất thải rắn nguy hại trong ngành công nghiệp sản xuất mực in – in từ quá trình khảo sát thực tế chủ yếu là các loại sau:
Giẻ lau, bao tay dính chất thải (mực in, dầu nhớt, dầu bôi trơn) nguy hại phát sinh từ
quá trình lau chùi thiết bị.
Thùng, lon chứa mực in thải, dung môi thải tại xưởng in trường Đại học kiến trúc.
Hình 1.13 Thùng, lon, hộp mực in thải từ nhà máy in Báo Tuổi trẻ
Hình 1.14 Nơi lưu trữ của nhà máy in Báo Tuổi trẻ
Bóng đèn huỳnh quang thải.
Hình 1.15 Bóng đèn quỳnh quang thải từ nhà in của Báo Tuổi trẻ
Bao bì, giấy dính thành phần nguy hại. Hộp mực in thải bỏ.
$ Nguồn phát sinh, thành phần chất thải rắn nguy hại từ ngành sản xuất mực in
Dây chuyền công nghệ sản xuất mực in tại 04 cơ sở sản xuất mực in đã được khảo sát theo chương trình thu thập số liệu chất thải rắn nguy hại cung cấp cho ngân hàng dữ liệu chất thải nguy hại tại TP. HCM do Sở Tài nguyên và Môi trường hực hiện như sau:
- Dung môi đơn → Dung môi pha, kết hợp nhựa nguyên liệu →Đánh Vani, kết hợp với bột màu → phân tán → nghiện mịn → Hòa trộn, hiệu chỉnh → Lọc →đóng gói.
- Nguyên liệu → Trộn đôi → Nghiền → Trộn đơn → Kiểm tra → Đóng gói → Thành phẩm.
- Nguyên liệu → Nghiền → Khuấy → Sản phẩm.
- Mực in nguyên thùng → Chiết xuất →Đóng chai → Thành phẩm.
Hiện nay, đề tài nghiên cứu về chất thải nguy hại phát sinh từ loại hình công nghiệp sản xuất mực in – in vẫn là đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam. Chủ yếu các đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp nói chung, trong đó có một phần nhỏ về chất thải nguy hại phát sinh từ loại hình công nghiệp sản xuất mực in – in nhưng mang tính chất chung chung và chưa chính xác, đầy đủ. Một số nghiên cứu về tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp sẽđược đề cập sau đây:
- Báo cáo Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại Tp. HCM và các KCN phụ
cận của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP) (năm 2002)
- Theo nghiên cứu của Phân viện Kỹ thuật nhiệt đới đăng trên mạng điện tử Môi trường ngành xây dựng (Vụ Khoa học và Công nghệ)12trích dẫn từ mạng điện tử của Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng phát sinh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nghiên cứu của Trung tâm công nghệ môi trường (CEFINEA) thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên (IER) kết hợp với Sở Công Nghiệp TP.HCM và các cộng tác viên tại các Phòng Quản Lý Đô Thị của 24 quận huyện và Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế
xuất TP.HCM (HEPZA) thực hiện quá trình điều tra thực tế về hiện trạng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp ở Tp.HCM vào thời điểm tháng 04-10/2003
- Dự báo của NORAD năm 2003 về phát thải CTNH đến năm 2025: theo kết quả nghiên cứu của NORAD thì khối lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại thành phố
HCM vào năm 2005 đến năm 2025 như sau:
Bảng 1.2 Tổng tải lượng CTCNNH TP.HCM giai đoạn 2005 – 2025 (theo NORAD, 2003) Lượng chất thải (tấn/năm) Chủng loại chất thải công nghiệp nguy hại Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Tổng lượng CTNH 151.209 271.131 391.054 510.976 630.899 Trung bình 1 ngày 414 742 1071 1399 1728 Nguồn: NORAD, 2003.
- Hội thảo ”Đánh giá và định hướng cho công tác Quản lý chất thải nguy hại tại TpHCM
đến năm 2010” do sở TNMT thành phố HCM tổ chức vào tháng 8 năm 2008 theo báo cáo của Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở TNMT cho thấy:
+ Công tác quản lý chất thải nguy hại: tỉ lệ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các cơ sở trong các KCN tương đối thấp (khoảng 28%)
+ Đánh giá sơ bộ số lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 540 – 77023tấn/ngày vào năm 2007
+ Các chất thải có khối lượng nhiều nhất là: bùn thải, dầu nhớt thải, giẻ lau và bóng đèn huỳnh quang thải.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về chất thải nguy hại như:
- Trường Đại học Dân lập Văn Lang: Nghiên cứu chi phí xử lý chất thải công nghiệp– Đề
tài NCKH cấp Thành phố, 2008 Trong nghiên cứu này, đề tài đã đưa ra được các quy trình công nghệ xử lý chất thải nguy hại áp dụng thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này cùng với lượng chất thải thải ra hàng ngày, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được cách tính chi phí cho từng loại chất thải công nghiệp, trong đó có chất thải nguy hại. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng cho các nghiên cứu của đề tài về công nghệ và tính toán chi phí xử lý.
- Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Khoa học và Công nghệ, 2008 Phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở Tài nguyên Môi trường, 2007): Đề tài nghiên cứu Quy hoạch tổng thể hệ
thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thành phố Hồ Chí Minh, tầm nhìn đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra quy hoạch về công nghệ và quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại cho thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải nguy hại 100 ha ở Tây Bắc Củ Chi. Cũng trong nghiên cứu này, các đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng cho rằng số lượng và thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố chưa được đánh giá đầy đủ và chính xác mặc dù có nhiều đơn vị tham gia nghiên cứu về vấn đề này. Cũng chính vì vậy, việc dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh cũng thiếu độ chính xác.
- Nguyễn Văn Phước (Viện Tài nguyên và Môi trường, 2009): Nghiên cứu công nghệ xử
lý bùn thải công nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra tính chất, thành phần và số lượng bùn thải phát sinh do hoạt động công nghiệp, trong đó có bùn thải nguy hại trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu này đã đưa ra được cảnh báo về
các tác động do chưa được kiểm soát chặt chẽ, xử lý hiệu quảđối với bùn thải nguy hại và
đề xuất giải pháp xử lý phù hợp
- Lê Thanh Hải (Viện Tài nguyên và Mội trường – ĐHQG TP.HCM): Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi – tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại Tp. Hồ Chí Minh”)Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được phương pháp tính toán tải lượng phát sinh chất thải công nghiệp nói chung cũng như chất thải nguy hại nói riêng. Đồng thời, đưa ra các lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp đối với một số loại chất thải nguy hại.