CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.6. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương
3.6.1. Tăng trưởng huy động
Từ bảng 1, ta có thể thấy được rằng, vốn huy động của ngân hàng hầu như đến từ tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế là chủ yếu, trong đó tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như tăng đều qua các năm (2019 – 67%; 2020 – 69%; 2021 – 58%).
Năm 2019, tổng số dư huy động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là 143.115 tỷ đồng. Năm 2020, mặc dù tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp nhưng nhờ thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, số dư huy động đạt mức 163.065 tỷ đồng, tăng 26.312 tỷ so với cùng kì. Năm 2021, số dư này tăng 16.1% so với cùng kì. Đây là con số khá ấn tượng, trong những tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) đều đang đẩy mạnh huy động vốn. Trong đó, tập trung thu hút nguồn vốn trung, dài hạn. Theo một số chuyên gia kinh tế, sở dĩ các NHTM thời gian gần đây đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc trái phiếu bởi đây được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn với mức sinh lời cao dành cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức với số vốn đầu tư linh hoạt, hợp lý, luôn cao hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm từ 1,3% đến 1,5%.
Để kích cầu, bên cạnh việc cải tiến các sản phẩm hiện có, Đơng Nam Á đã triển khai nhiều sản phẩm mới như: Gói tiết kiệm Happy Family – Điểm tựa tài chính cho cả gia đình; Gói sản phẩm Happy Day; Gói sản phẩm dành riêng cho phái nữ - Happy Lady, …
Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đang được giữ ổn định ở mức thấp nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, thì các hình thức huy động vốn nêu trên cũng góp phần giúp các NHTM nói chung và Ngân hàng Đơng Nam Á nói riêng vừa đáp ứng được các tỷ lệ bảo đảm an toàn vừa tăng trưởng nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay của nền kinh tế.