Phân tích tình hình biến động của Tài sản nhạy cảm lãi suất

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP đông nam á – SeABank (Trang 46 - 79)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN

4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm vớ

4.2.1. Phân tích tình hình biến động của Tài sản nhạy cảm lãi suất

khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.

Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng là việc chuyển hố nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác. Trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng thì khoản mục cho vay khách hàng là khoản mục có độ nhạy cảm với lãi suất cao. Khoản mục này sẽ là nhân tố quan trọng để một Ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất của mình khi lãi suất biến đổi. Cho vay khách hàng ở đây bao gồm: cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng đang có nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay thanh tốn tiền hàng hóa, các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân, đặc biệt cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Hoạt động cho vay trong Ngân hàng hay bất kỳ một nơi nào khác thì vay ngắn hạn lãi xuất nhỏ hơn vay dài hạn vì vay ngắn hạn thời gian quay vịng vốn ngắn. Thơng thường các khoản tín dụng ngắn hạn này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo. Nên ta đặt chúng vào loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Cho vay trung, dài là việc Ngân hàng bỏ vốn ở thời điểm hiện tại và mong muốn nhận được vốn lớn hơn trong tương lai xa. Cho vay trung, dài hạn thực sự cần thiết và nó gắn chặt với sự ra đời và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. có thời hạn trên 1 năm, do đó sự biến động trong lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo ra nguồn vốn của ngân hàng và đặc tính của loại vay trung và dài hạn đã là khoản mục có lãi suất cao và khả năng sinh lời lớn. Thời hạn hoàn vốn thường rất dài, và đã được coi là đặc điểm không thể thiếu được trong cho vay trung, dài hạn.

Bảng 6: Cơ cấu Tổng tài sản nhạy cảm với LS của Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh

lệch

Chênh lệch

% % Tiền gửi tại

TCTD khác 25.399.935 25.741.179 42.590.477 1,34 65,46 Dưới 1 tháng 18.461.331 23.152.679 34.151.405 25,41 47,51 Từ 1 đến 3 tháng 6.717.469 2.588.500 6.099.769 (61,47) 135,65 Từ 3 đến 6 tháng 221.135 - 2.339.303 - - Cho vay khách hàng 85.101.085 106.667.710 120.875.321 25,34 13,32 Dưới 1 tháng 31.430.255 32.177.709 19.829.146 2,38 (38,38) Từ 1 đến 3 tháng 22.934.182 21.403.796 34.081.842 (6,67) 59,23 Từ 3 đến 6 tháng 13.890.559 40.933.577 38.775.464 194,69 (5,27) Từ 6 đến 12 tháng 16.846.089 12.152.628 28.188.869 (27,86) 131,96 Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất

110.501.020 132.408.889 163.465.798 19,83 23,46

(Nguồn Báo cáo tài chính kiểm tốn (Hợp nhất) của Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á)

Nhìn chung, tiền gửi ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng trong ngân hàng biến động không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng thì gửi với lãi suất thấp và do đó lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng chỉ biến động tăng giảm ở số ít. Cụ thể là đầu tư tiền gửi ngắn hạn tại tổ chức tín dụng năm 2020 tăng 341.244 triệu đồng so với năm 2019 (tức tăng khoảng 1.34%). Và đầu tư ở năm 2021 so với năm 2020 biến động tăng mạnh với số chênh lệch tuyệt đối của 2 năm là 16.849.298 triệu đồng tức tăng 65.46% so với năm 2020.

Qua bảng 6, ta thấy tình hình cho vay khách hàng của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2020, khoản đầu tư này chiếm 80.56 % trong tổng

(tương ứng với tỷ lệ là 19.83%). Lãi suất cao trong thời gian này khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc và chuyển quyết định vay vốn từ trung và dài hạn sang ngắn hạn. Mặt khác, để đảm bảo thanh khoản cũng như giảm bớt độ nóng của tín dụng, Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Sang năm 2021 khoản mục này đạt 120.875.321 triệu đồng (tăng trưởng 13.32 %) so năm 2020 ta thấy tốc độ tăng trưởng năm 2020 tăng so năm 2019 (25.34%) . Tính đến tháng 10/2021, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 0,6 - 0,8%/năm so với cuối năm 2020. Trong đó, có một số ngân hàng đã giảm từ 1 - 2,5%/năm; lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm so với đầu năm, hiện ở mức 4,5%/năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp và người dân. Từ đầu năm 2021 đến nay, để giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện phục hồi nhanh nền kinh tế do tác động của dịch Covid-19, tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trên cơ sở diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5 - 2,0%/năm đối với lãi suất điều hành. Biến động lãi suất mạnh ở những năm gần đây và những hệ lụy kinh tế mà dịch Covid – 19 gây ra thì nhằm hạn chế rủi ro lãi suất ngân hàng đã giảm dần các khoản mục cho vay trung và dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn nhằm giải quyết kịp thời vấn đề thiếu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Ngân hàng đã giải quyết phần nào nhu cầu vốn cho người thiếu vốn nhằm thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời buổi dịch bệnh, kinh tế chậm phát triển. Thực tế hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đã giải quyết được phần nào nhu cầu vốn trong sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động.

4.2.2. Phân tích tình hình biến động của Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á thì các khoản vốn nhạy cảm với lãi

suất là các loại vốn huy động ngắn hạn: đó là các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Ngồi ra, cịn có vốn điều chuyển là nguồn vốn từ Hội Sở, từ các Ngân hàng liên minh. Vốn điều chuyển cũng được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Hội sở chính Đơng Nam Á khi cho các chi nhánh trực thuộc của mình vay thì khoản vay này cũng sẽ phụ thuộc và biến động theo mức thay đổi của lãi suất thị trường.

Bảng 7: Cơ cấu Tổng nguồn vốn nhạy cảm với LS của NH TMCP Đông Nam Á trong giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 % %

Tiền gửi và vay các

TCTD khác 31.469.651 42.516.673 55.134.851 35,10 29,68 Dưới 1 tháng 25.163.237 39.779.179 42.837.652 58,08 7,69 Từ trên 1 đến 3 tháng 6.235.759 2.457.464 10.943.119 -60,59 345,30 Từ trên 3 đến 6 tháng 70.655 280.030 1.354.080 296,33 383,55 Từ trên 6 đến 12 tháng - - 261.947 - -

Tiền gửi của khách

hàng 77.116.617 99.399.615 98.448.607 28,90 -0,96

Dưới 1 tháng 22.846.701 32.262.653 28.869.577 41,21 -10,52

Từ trên 1 đến 3 tháng 16.146.142 18.678.351 28.203.150 15,68 50,99

Từ trên 6 đến 12 tháng 26.329.329 23.314.877 17.333.254 -11,45 -25,66 Vốn tài trợ, ủy thác TCTD - - - - - Phát hành giấy tờ có giá 15,42 265,40 Dưới 1 tháng 19.700 104.610 41.530 431,02 -60,30 Từ trên 1 đến 3 tháng 99.670 457.490 216.580 359,00 -52,66 Từ trên 3 đến 6 tháng 1.882.970 1.683.130 3.554.690 -10,61 111,20 Từ trên 6 đến 12 tháng 1.945.980 2.312.090 12.840.400 18,81 455,40 Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

112.534.588 146.473.608 170.236.658 30,16 16,22

(Nguồn Báo cáo tài chính kiểm tốn (Hợp nhất) của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á)

Vốn huy động nhạy cảm lãi suất: nguồn vốn này bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú, khơng thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền, được mua bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh tốn khách hàng có thể dễ dàng dùng sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại SeaBank được ưu tiên về lãi suất cho vay hoặc rút tiết kiệm trước hạn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được sử dụng linh hoạt, không thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại Nhà nước khác trên địa bàn.

Tiền gửi thanh tốn tổ chức là hình thức gửi tiền khơng kỳ hạn, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, theo dõi số dư và thuận tiện thực hiện các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt như chuyển khoản, phát hành Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt. Tiền gởi tiết kiệm có kì hạn và dài hạn bao giờ khách hàng cũng có được lãi suất cao hơn nếu gởi ngắn hạn và khơng định kì hạn. Tiền gởi được Ngân hàng dùng đầu tư một sốvấn đề nào đó, Ngân hàng biết khi nào khách hàng cần rút lại tiền thì sẽ có kế hoạch dễ dàng hơn và khơng bị động. Nếu chỉ trong thời gian ngắn thì Ngân hàng khó hoat động, đầu tư vào bất kì một loại hình nào, vì bất cứ một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có thời gian để tiến hành.

Từ bảng 7, ta có thể thấy được Nguồn vốn huy động nhạy cảm lãi suất Ngân hàng có những biến động liên tục trong 3 năm. Cụ thể là tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác trong năm 2020 tăng 11.047.022 triệu đồng so với năm 2019, tức tăng 35.1% so với năm 2019. Tiếp tục tăng mạnh ở năm 2021 tăng 12.618.178 triệu đồng so với năm 2020 tức tăng 29.68%. Nguyên nhân tăng là do thực hiện công văn 2415/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thì việc điều chỉnh lãi suất huy động giảm để có thể giảm được phần nào giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Như chúng ta đã biết việc giảm lãi suất huy động góp phần rất lớn trong việc tác động làm giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp đặc biệt là thời gian khó khăn kinh tế trong thời điểm dịch Covid – 19 vào cuối năm 2020. Điều chỉnh đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn ngắn hạn cho ngân hàng để ngân hàng có thể phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng của ngân hàng Đông Nam Á. Tất nhiên điều đó cũng đang đẩy dần việc tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng ở mức cao.

Nguồn vốn huy động thứ 2 và cũng là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng đó chính là khoản Tiền gửi khách hàng. Qua số liệu từ báo cáo tài chính thì tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng trong năm 2020 tăng 22.282.998 triệu đồng so với năm 2019 tức tăng 28.9%. Và giảm nhẹ ở năm 2021 là 951.008 triệu đồng so với

Ngày 18/11/2019 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành công văn 2415/QĐ- NHNN về việc áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lãi suất trong hai năm trở lại đây luôn được điều chỉnh theo hướng giảm, nhưng tại sao tiền gửi khách hàng liên tục tăng?

Một trong những ngun nhân chính là vì người dân đã có một thời gian “làm quen” với xu hướng giảm liên tục của lãi suất đi cùng với lạm phát thấp.

Trong 2 năm trở lại đây trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm, nhưng đối với một nền kinh tế tăng trưởng chậm trong thời điểm 2020 – 2021 do ảnh hưởng của đại dịch tồn cầu thì các lĩnh vực như bất động sản, chứng khốn dường như đúng n à khơng có chuyển biến tốt, khả năng sinh lời giảm rất nhiều và tìm ẩn rát nhiều rủi ro, do đó việc lựa chọn kênh tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn ở ngân hàng là một giải pháp an toàn cho khách hàng. Mặc dù khả năng sinh lời của họ nhận được từ lãi suất có phần giảm nhưng với thời thế hiện tại khách hàng họ chấp nhận điều đó. Tuy nhiên thời gian gần đây những quyết định sơ bộ của NHNN thì đang tiếp tục điều chỉnh để tăng lãi suất huy động trở lại.

Vốn hỗ trợ nhạy cảm với lãi suất: Là khoản mục được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Tỷ trọng năm 2020 tăng mạnh 33.939.020 triệu đồng so với năm 2019 tức tăng tới 30.16%. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho chi nhánh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Vốn không những giúp cho chi nhánh tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà cịn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay liên tục tăng và nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng vẫn khơng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt của khách hàng. Tiếp tục tăng ở năm 2021 tới 23.763.050 triệu đồng so với năm 2020, tức tăng 16.22%.

4.3. Phân tích tình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đơng Nam Á giai đoạn 2019 – 2021

4.3.1. Phân tích rủi ro lãi suất theo Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM)

Hệ số NIM (Net Interest Margin), hay biên lãi ròng là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Dựa vào hệ số NIM, ngân hàng có thể biết được họ đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất như thế nào trong quá trình huy động và đầu tư tín dụng. Từ đó, điều chỉnh cấu trúc huy động và lãi suất cho vay cho phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến vấn đề biên độ lãi rịng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính, đặc biệt nhất chính là mức độ cung cầu của con người.

Thực tế thì nếu như con người có nhu cầu ngày càng lớn về các tài khoản tiết kiệm so với các khoản vay tại ngân hàng thì biên độ lãi rịng của các ngân hàng sẽ giảm đi bởi vì lúc đó ngân hàng bắt buộc sẽ phải thanh toán các khoản tiền lãi nhiều hơn so với các khoản tiền ngân hàng có thể nhận được. Và ngược lại, nếu như nhu cầu của con người về các khoản gửi tiết kiệm thấp hơn so với khoản vay thì biên độ lãi rịng của ngân hàng sẽ tăng lên.

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến biên độ lãi ròng (hệ số NIM) của ngân hàng đó chính là các chính sách về tiền tệ cùng các quy định tài khóa. Bởi các yếu tố này sẽ tác động đến hướng lãi suất. Cụ thể, các chính sách về tiền tệ mà ngân hàng thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các tỷ suất về biên độ lãi ròng của ngân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP đông nam á – SeABank (Trang 46 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)