2.1 Phân tích định tính
2.1.3 GDP Việt Nam giai đoạn 2005 2012
GDP Việt Nam, tăng liên tục qua các năm.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và
khu vực dịch vụ tăng 8,5%. Trong 8,4% tăng trưởng chung, công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,2 điểm phần trăm; dịch vụ 3,4 điểm phần trăm và nông lâm nghiệp thuỷ sản 0,8 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2005 đạt mức tăng thấp hơn so với con số ước tính, chủ yếu do sản lượng lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc giảm (ảnh hưởng trực tiếp của bão số 7, bão số 8) và thiệt hại do dịch cúm gia cầm. Thuỷ sản tăng mạnh, do cầu trong nước tăng (bù vào thịt gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia cầm) và xuất khẩu tăng so với năm trước. Lâm nghiệp tăng nhẹ, chủ yếu do tăng sản lượng gỗ khai thác.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 10,6%, trong đó giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp chế biến tăng 13,1%, giá trị tăng thêm của công nghiệp khai thác năm 2005 chỉ tăng 0,9%, chủ yếu do dầu thô khai thác trong suốt cả 4 quí đều thấp hơn sản lượng cùng quí tương ứng của năm 2004 và sản lượng dầu thô khai thác cả năm cũng chỉ đạt mức 92,3% sản lượng năm 2004. Công nghiệp điện, ga, nước tăng 12,2%; xây dựng tăng 10,8%.
Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn mức tăng trưởng 7,3% của năm 2004. Trong khu vực này, các ngành có tỷ trọng lớn và thuộc lĩnh vực dịch vụ kinh doanh như thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưu điện, du lịch; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có mức tăng cao hơn so với mức tăng của từng ngành trong năm trước: Thương nghiệp năm nay tăng 8,3% (năm 2004 tăng 7,8%); Khách sạn nhà hàng tăng 17% (2004 tăng 8,1%); Vận tải, bưu điện, du lịch tăng 9,6% (2004 tăng 8,1%)...
Do khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức tăng chung và tăng nhanh hơn các khu vực khác nên cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng và giảm ở khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 38,13% năm 2001 lên 41,03% năm 2005, dịch vụ tăng từ 36,63% lên 38,08% và nông lâm nghiệp thuỷ sản giảm từ 23,24 xuống còn 20,89%.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thơng, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Bước vào năm 2007 chúng ta có thuận lợi cơ bản là sau hơn 20 năm đổi mới thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, gồm có khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-
10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%).
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thơ và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng
6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; cơng nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm.
Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm
2007 ngành này tăng ở mức 12%. Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước.
GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và tăng giá khác nhau ở ba khu vực nên cơ cấu kinh tế năm 2008 tăng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ là tạm thời trong bối cảnh đặc biệt của năm 2008 với sự tăng chậm lại của khu vực công nghiệp, xây dựng và giá nông lâm thuỷ sản tăng cao. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%.
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18%
trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
- Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá so sánh 1994 đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; đến 6 tháng cuối năm đã đạt 122,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm 2008. Do vậy, tính chung cả năm 2009 đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâm nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%.
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 5,32% của năm 2009. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; cơng nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.
Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thối kinh tế tồn cầu.
Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng đều trong cả ba khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm trong nước quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế
thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị
thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Hình 2.5: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (%)
Năm GDP (%) 2005 8,4 2006 8,17 2007 8,48 2008 6,23 2009 5,32 2010 6,78
Năm GDP (%)
2011 5,89
2012 5,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Việc GDP Việt Nam tăng liên tục qua các năm khá phù hợp với sự thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2012. Bởi khi thu nhập quốc dân của Việt Nam tăng lên sẽ đồng nghĩa với việc nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng hóa nước ngồi tăng lên, kích thích nhập khẩu, làm xấu đi cán cân thương mại.