Hoàn thiện cơ chế tỷ giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của việt nam (Trang 77)

3.2.1 Có nên tiếp tục kiểm sốt tỷ giá ở Việt Nam?

Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một mơi trường thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh các tín hiệu của thị trường.

Hiện tại, thị trường ngoại hối Việt Nam cịn thơ sơ, thiếu các giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chun nghiệp, thơng tin thị trường chưa minh bạch gây khó khăn cho các thành viên tham gia. Do đó, nếu chính phủ khơng can thiệp vào thị trường ngoại hối, một mặt cung cầu tiền tệ sẽ khơng gặp nhau, mặt khác thị trường khơng chính thức có thể thao túng làm tỷ giá biến động mạnh.

Bên cạnh đó, thị trường có những chu kỳ khủng hoảng của nó, nếu khơng có sự kiểm tra, giám sát, điều tiết của chính phủ, thị trường có thể phát triển quá đà theo hướng tiêu cực và khủng hoảng xảy ra càng mạnh, nhất là tại thị trường Việt Nam, nền kinh tế thị trường chưa ổn định và tồn tại nhiều bất cập.

Thực tế, Ngân hàng Nhà nước nên giảm bớt dần việc kiểm soát và để tỷ giá tự vận hành theo sát thị trường vì một số lý do sau:

Cố định tỷ giá làm tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Ổn định tỷ giá không phải

lúc nào cũng đồng nghĩa với ổn định kinh tế. Đồng nội tệ bị “ổn định” quá lâu, trong khi lạm phát trong nước tăng cao hơn đã làm cho tiền đồng ngày càng bị định giá cao, tỷ giá không phản ánh các quan điểm của thị trường. Đến một lúc nào đó, nó có thể bị tấn cơng

tồn diện bởi hoạt động đầu cơ. Do đó, cố định tỷ giá càng quá lâu nguy cơ rủi ro càng lớn khi xảy ra khủng hoảng. Tỷ giá khi đó khơng được miễn dịch tốt nên sức đề kháng yếu ớt, khi cơn khủng hoảng lan tràn, tình hình có thể trở nên khơng thể kiểm sốt nổi. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cho một bài học kinh nghiệm quý giá về việc cố định tỷ giá. Do nền tài chính của Việt Nam cũng có những bước phát triển nhất định trong thời gian qua, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh và mạnh mẽ, cho nên chúng ta phải có những bước cải cách cơ bản cơ chế quản lý tỷ giá thích hợp để có thể thích nghi với q trình hội nhập và khơng gây ra khủng hoảng và bước đi thích hợp nhất là nâng dần mức độ thả nổi tỷ giá lên.

Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trường tham gia vào quá trình hình thành tỷ giá mục tiêu, và cái neo “quản lý của NHNN” với sợi dây buộc dài hơn giúp cho tỷ giá

linh hoạt dao động nhiều hơn nhưng không thể chệch khỏi quá xa tỷ giá trung tâm. Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn tỷ giá, tạo ra không gian rộng rãi hơn cho tỷ giá có dịp thể hiện đúng bản chất và hoạt động theo các quy luật kinh tế vốn có của nó và khơng can thiệp thô bạo vào các quy luật vận động của thị trường.

Vì vậy, vẫn cần sự quản lý tỷ giá ở Việt Nam, tuy nhiên, nồng độ kiểm sốt như thế nào thì cần xem xét kỹ, nên chăng, Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng biên độ, để tỷ giá biến động phù hợp hơn với thực tế.

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy hoạt động của thị trƣờng phái sinh tiền tệ

Có thể khẳng định rằng, chính thị trường ngoại hối cịn sơ khai, các cơng cụ ngoại hối còn chưa phát triển của Việt Nam là một nguyên nhân khiến nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển đúng với tiềm năng.

Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đang tồn tại một bất hợp lý là doanh nghiệp khơng có cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá nên chính phủ phải ra sức bảo vệ rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp, ngược lại, doanh nghiệp được bảo vệ kỹ quá sinh tâm lý ỷ lại, hoặc

cũng do có q ít cơng cụ để tự bảo vệ nên các doanh nghiệp hoặc là chờ chính phủ bảo vệ, hoặc là tự găm giữ ngoại tệ để bảo vệ mình. Vịng luẩn quẩn này đã kìm kẹp thị trường và khơng ít lần gây sóng gió cho thị trường ngoại hối Việt Nam.

Do đó, chính phủ cần hịan thiện thị trường với đầy đủ các nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu cơ… giúp thị trường phát triển đúng hướng, phản ánh đúng và đầy đủ giá cả và thơng tin trên thị trường.

Đồng thời, chính phủ cần chú ý phát triển đồng bộ các loại thị trường: thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ liên ngân hàng… để các thị trường này hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Có thể xây dựng trung tâm hỗ trợ giao dịch ngoại hối và tiền tệ tại trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trung tâm này vừa giúp điều tiết thị trường, vừa hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các nhà đầu cơ, các ngân hàng, doanh nghiệp… trong hoạt động mua bán, kinh doanh ngoại hối, tiền tệ. Trung tâm này vừa vận hành, vừa sửa đổi hồn thiện, đồng thời, giúp chính phủ phát hiện các bất cập, từ đó hồn thiện hành lang phát lý và hình thành hệ thống kiểm tra giám sát hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cũng cân hồn thiện các sản phẩm phái sinh tiền tệ như: quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai… Cần hướng dẫn đầy đủ và có những quy định cụ thể với từng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và các ngân hàng trong bước đầu thực hiện các sản phẩm phái sinh. Có chính sách khuyến khích các ngân hàng cung cấp các dịch vụ phái sinh đến khách hàng, cũng như tích cực thực hiện các giao dịch phái sinh trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế. Hạn chế việc kiểm sóat giá cả trong hoạt động phái sinh tiền tệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp và giữa các ngân hàng, giúp hình thành nên một thị trường phái sinh đủ mạnh và phản ánh đúng thực tế thị trường, phát huy tác dụng ngăn ngừa rủi ro tỷ giá.

3.3 Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư trong nước

Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đang sử dụng lợi thế so sánh giá nhân công rẻ, chủ yếu xuất khẩu ngun liệu thơ, sơ chế... Chính vì vậy mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, lợi ích thu được từ xuất khẩu khơng cao. Vì vậy, nhằm tăng giá trị hàng xuất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, hạn chế sự phát triển hoạt động xuât khẩu theo chiều rộng khi lợi thế giá nhân công rẻ dần mất đi, cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất:

- Đối với nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản: Giảm khối lượng xuất khẩu khống sản thơ, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị nhóm hàng khai khống.

- Nhóm hàng nơng, lâm thủy sản: Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm sạch, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được rào cản thương mại của các nước nhập khẩu.

- Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo và thủ công mỹ nghệ: khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đa dạng, nguồn lao động dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm thù cơng mỹ nghệ chất lượng cao, có tỷ lệ giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu.

Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 63,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên chăng chính phủ cần có những chiến lược củng cố và mở rộng thị trường, thị phần của hàng hóa Việt Nam, tránh việc tập trung xuất khẩu vào một số thị trường lớn, dẫn đến sự phụ thuộc và bị động. Đặc biệt lưu ý việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU, Bắc Mỹ, mở rộng thị phần tại Nga, Đông Âu, Mỹ La Tinh, Tây Á, Châu Phi… Đồng thời, tiếp tục mở rộng và củng cố thị phần tại một số quốc gia châu Á – Thái

Bình Dương nhằm tận dụng lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hóa.

3.3.2 Cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc đồng thời đƣa ra định hƣớng đầu tƣ thiên về chất lƣợng thay vì số lƣợng

Môi trường đầu tư trong nước được cải thiện, nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, hướng vào một số ngành nghề cụ thể, không chỉ giúp điều chỉnh cơ cấu hàng nhập khẩu và còn giúp chuyển dịch và nâng cao chất lượng, giá trị và số lượng hàng xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam là nguồn cung ngoại tệ dồi dào, giúp Việt Nam có thể tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá trong trường hợp cầu tăng đột biến, nhất là dịp cuối năm.

Vì vậy, nhằm cải thiện mơi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và củng cố dòng vốn FDI, Việt Nam cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư như ưu đãi thuế; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; xây dựng một cách hợp lý và nhanh chóng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện; thực hiện cơ chế một cửa, giải đáp thắc mắc, thủ tục cấp phép nhanh chóng…

Thực tế, khu vực FDI gia tăng có xu hướng tác động làm tăng nhập siêu của Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu FDI vào các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý - theo nghĩa là chưa tập trung nhiều vào những ngành, lĩnh vực tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao, sự tham gia của các yếu tố trong nước vào khu vực này trong hàng hố xuất khẩu cịn thấp do sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ… khiến cho giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu từ khu vực này khơng cao. Cùng với đó, sự gia tăng trong các hoạt động nhập khẩu của khu vực này là rất mạnh mẽ - cũng với những nguyên nhân như nêu trên - khiến cho tình trạng nhập siêu từ khu vực này là rất đáng kể.

Với thực tế như vậy, hướng giải pháp được đề xuất ở đây là cần có sự chuyển đổi trong chiến lược thu hút FDI để bảo đảm có được một cơ cấu FDI hợp lý vào các ngành,

các lĩnh vực chứa đựng nhiều hàm lượng công nghệ, hàm lượng giá trị gia tăng… hơn và từ đó tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời cũng qua đó giảm bớt khối lượng nhập khẩu và cải thiện tình trạng cán cân thương mại. Thu hút FDI trong giai đoạn tới phải ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, tạo ra đột phá về công nghệ và sức cạnh tranh của Việt Nam. Vì vậy, cần chọn lọc để hướng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào những lĩnh vực quan trọng như cơng nghiệp hỗ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; các ngành chế biến nơng sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tính tốn tỷ giá thực đa phương và đánh giá tác động của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Sử dụng tỷ giá thực đa phương như là một đại lượng đo lường mức độ định giá tiền đồng, tác giả tiến hành xác định xem tỷ giá danh nghĩa hiện tại bị định giá cao hay thấp so với rổ tiền đã chọn. Kết quả tính tốn cho thấy hầu hết trong giai đoạn từ 2005 – 2012 tiền đồng đã bị định giá cao so với rổ tiền. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam có khả năng giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Từ mơ hình hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu theo tỷ giá thực đa phương, tác giả nhận thấy tỷ giá thực đa phương đã có tác động khá lớn đến tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu, theo đó tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thương mại.

Do hạn chế về thời gian, số liệu và phương pháp nghiên cứu và cũng do mục tiêu đã chọn ban đầu nên đề tài này khơng tính hệ số co giãn xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như chưa đưa ra được các nhận định về tác động của tỷ giá thực đa phương đối với xuất nhập khẩu theo các độ trễ thời gian khác nhau. Vì vậy, để có thể đánh giá tồn diện hơn tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của Việt Nam, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là tính hệ số co giãn xuất nhập khẩu này.

Trên cơ sở các kết quả tính tốn được, tác giả đề nghị sử dụng tỷ giá thực đa phương làm tỷ giá mục tiêu và tỷ giá sẽ được điều chỉnh để hướng về mức tỷ giá có ngang giá sức mua so với một rổ tiền nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa quốc nội. Gợi ý tiếp theo của tác giả là điều chỉnh tăng tỷ giá trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, tác giả không ủng hộ quan điểm về một cuộc phá giá mạnh tiền đồng nhằm khuyến khích xuất khẩu vì những rủi ro từ động thái này đối với các khoản vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và chính phủ, nguy cơ lạm phát tăng cao...

Ngồi ra, từ thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, tác giả cũng có một số đề xuất nhằm cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư trong nước.

Dương Duy Hưng, 2013. Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án Tiến sĩ. Viện nghiên cứu thương mại.

Lê Kim Sa, 2012. Nhìn lại kinh tế tồn cầu năm 2011: Khó khăn tích lũy và

tương lai ảm đạm. Trung tâm nghiên cứu chính sách. Đại học Kinh tế. Đại học quốc

gia Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Bảo, 2004. Kinh tế lượng ứng dụng. Đại học Kinh tế TP.HCM Nguyễn Quốc Hùng, 2011. Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng

chưa bền vững. Trung tâm nghiên cứu chính sách. Đại học Kinh tế. Đại học quốc gia

Hà Nội.

Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2008. Chống lạm phát: phải tìm đúng bệnh. Thời báo kinh tế Sài Gịn Online. Ngày 29/3/2008.

Nguyễn Văn Tiến, 2005. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. Nhà xuất bản Thống Kê.

Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, 2006. Tài chính quốc tế. Nhà xuất bản thống kê.

Trần Thị Lương Bình, 2013. Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài Chính. Ngày 06/03/2013.

Từ điển bách khoa tồn thư mở Wikipedia.

Vũ Quốc Huy và cộng sự, 2013. Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: Mức độ

sai lệch tác động đối với xuất khẩu. Nhà xuất bản Tri thức.

Website của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Website của Ngân hàng Thế giới WB

Kenichi Ohno, 2003. Exchange Rate Management of Vietnam. Issue Paper for Possible Future Research, Vietnam Development Forum.

Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong, 2001. Bilateral J-Curve

Between Thailand and Her Trading Partners. Department of Economics and The

Center for Research on International Economics, The University of WisconsinMilwaukee, Milwaukee, WI 53201.

Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun, Tan Geoi-Mei, 2008. Real exchange Rate and

trade balance relationship: An empirial study on Malaysia. Faculty of Accountancy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)