Từ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế yếu kém trong việc hồn thiện mơi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, Quán triệt, triển khai các chủ trương, các chính sách của Trung
ương của tỉnh nhằm tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong tồn Đảng bộ, chính quyền, DN và nhân dân trong việc thực hiện tốt các chính sách, giải pháp hỗ trợ hồn thiện mơi trường đầu tư, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.
Hai là, xác định yếu tố nội lực có vai trị quan trọng trong phát triển kinh
tế-xã hội; phải phát huy triệt để và sử dụng có hiệu quả yếu tố nội lực nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn ngoại lực, thu hút và mở rộng đầu tư của các DN. Khai
thác nội lực là phải xây dựng được kế hoạch phát triển KTTN trong dài hạn; xây dựng và củng cố chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực thực hiện nhiệm vụ, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, kiên quyết chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, gây khó khăn cho hoạt động của DN; phải xây dựng được lòng tin của DN đối với sự phát triển của tỉnh Tây Ninh.
Ba là, các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư quyết định chất lượng môi
trường đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư và kết quả hoạt động của DN. Hồn thiện mơi trường đầu tư là hoàn thiện đồng bộ các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư, các yếu tố đều quan trọng như nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào.
Bốn là, cơ chế chính sách hồn thiện mơi trường đầu tư nhằm phát triển
KTTN phải đồng bộ, phù hợp. Phải mạnh dạn tiên phong đề ra các chính sách mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển KTTN nhưng không quá rập khn, máy móc, thụ động và khơng trái với pháp luật, quy định của nhà nước.
Năm là, phát triển KTTN phải gắn liền với hồn thiện mơi trường đầu tư,
không thể phát triển KTTN khi môi trường đầu tư chưa tốt. Môi trường đầu tư như là môi trường sống cho KTTN, khi mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi, khơng ơ nhiễm thì KTTN “khỏe mạnh” hơn.
Tóm tắt chƣơng II
Bằng phương pháp phân tích và khảo sát thực tế, so sánh. Qua nghiên cứu các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh có một số tiềm năng về đất đai, vị trí tương đối thuận lợi do nằm trong vùng KTTĐPN hết sức năng động, tiếp giáp với TP. HCM, Bình Dương là những địa phương dẫn đầu về chất lượng môi trường đầu tư. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang được quan tâm phát triển nên sẽ sớm phát huy ưu thế. Nguồn lao động từ nơng nghiệp số lượng lớn có khả năng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại lớn của tỉnh là năng lực về vốn yếu nên việc cải thiện hạ tầng kỷ thuật phải trong dài hạn. Các cơ chế chính sách hỗ trợ DN, phát triển KTTN cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp…
Bằng phương pháp khảo sát phân tích luận văn đã làm sáng tỏ định tính và định lượng thực trạng môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên các mặt về yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, các chính sách kinh tế tác động ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN.
Trên cơ sở thực trạng luận văn đã rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện vấn đề này, làm cơ sở cho những quan điểm và giải pháp trong chương 3 về hồn thiện mơi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Chƣơng 3
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HỒN THIỆN MƠI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 3.1 Những quan điểm cơ bản
Trên cơ sở Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng hướng tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh, từ nay đến năm 2020, hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN của Tây Ninh cần nắm vững các quản điểm cơ bản sau:
Một là, Hồn thiện mơi trường đầu tư cho khu vực KTTN phát triển, coi
các DN tư nhân là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích phát triển DN, đặc biệt là DN ngồi quốc doanh chính là một trong những chính sách quan trọng trong phát huy nội lực. Tranh thủ hơn nữa việc thu hút nguồn vốn từ các DN trong và ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Hai là, Tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng đầu tư trên cơ sở địa
phương và DN cùng có lợi. Tuy nhiên, việc tiếp nhận đầu tư phải thỏa mãn nhu cầu của hai bên và cả hai bên cùng có lợi, nhưng khơng chấp nhận đánh đổi tất cả để tiếp nhận đầu tư. Thu hút đầu tư phải có chọn lọc, hạn chế các mặt tiêu cực đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Ba là, Thực sự đối xử bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế. Hạn chế
sự can thiệp thường xuyên trực tiếp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của DN. Tạo điều kiện tối đa cho mọi cơng dân phát huy ý kiến và hình thành thực hiện ý tưởng kinh doanh. Tạo điều kiện tối đa cho mọi công dân phát huy sáng kiến, hình thành và thực hiện ý tưởng kinh doanh sẽ là tiền đề tốt nhất cho việc nâng cao tính hiệu quả, linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Bốn là, Phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm
năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng Đông Nam Bộ, và vùng KTTĐPN.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất coi đây như là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.