Đánh giá hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 70 - 72)

2.3. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân hạn chế môi trƣờng đầu tƣ tỉnh

2.3.1. Đánh giá hạn chế

Trong thời gian qua, Tỉnh đã quan tâm đến hồn thiện mơi trường đầu tư, phát triển KTTN, chất lượng môi trường đầu tư ngày càng được nâng lên, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác thu hút đầu tư, phát triển DN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, môi trƣờng đầu tƣ cho phát triển KTTN vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau:

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTN chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, thiếu hoạch định cụ thể, do đó các DN phát triển tự phát. Quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch chung của tỉnh chậm, thiếu đồng bộ, tạo sự bất ổn trong “an cư lạc nghiệp”, làm ảnh hưỡng đến hoạt động của DN.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của DN. Vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất ln nóng bỏng. Đây là vấn đề địi hỏi rất chính đáng của DN nhưng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến thiếu mặt bằng trong sản xuất, kinh doanh của DN. Hệ thống giao thông đường thuỷ sơ sài, chưa được đầu tư nâng cấp để đưa vào sử dụng, mặc dù đây là lợi thế rất lớn của Tây Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, chậm nâng cấp, sửa chữa. Hệ thống giao thơng đường sắt chưa có.

Chủ trương xây dựng các Cụm công nghiệp, các khu kinh tế là hợp lý nhưng việc chưa đầu tư đúng mức về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thốt nước dẫn đến khó khăn cho DN khi đến đầu tư. Và điều này cũng làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư, lấp đầy các khu kinh tế, cụm Công nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của DN, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn khá lớn, đội ngũ cơng nhân kỹ thuật q ít. Với khả năng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn đến chi phí lao động cao, giá thành sản phẩm cao, rất khó cho các DN địa phương trong việc cạnh tranh trên thị trường hội nhập quốc tế. Nếu xu hướng này không được khắc phục giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Lao động có chất lượng cao như giám đốc điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính lại rất thiếu.

Nguồn lực đầu tư xây dựng các trường nghề cịn hạn chế, xã hội hóa đào tạo, dạy nghề đang trong quá trình hình thành và phát triển; trang thiết bị ở các trường dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu, hầu hết cơ sở dạy nghề với quy mô nhỏ, chủ yếu là lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai; sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề và các DN chưa chặt chẽ, hoạt động dạy nghề trong Tỉnh thời gian qua chủ yếu dựa trên khả năng thực tế của cơ sở dạy nghề, chưa chú trọng đúng mức tới nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Cơng tác quản lý của nhà nước vẫn cịn yếu, chưa phân rõ trách nhiệm giữa các ngành, các huyện, thị. Việc quản lý các DN hoạt động, ngưng, nghỉ chưa kịp thời, chưa ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý DN trên toàn địa bàn trong tỉnh. Thủ tục hành chính vẫn cịn rườm rà, phức tạp, thời gian thẩm định, thẩm tra kéo dài, qua nhiều bước, nhiều ngành nên mất rất nhiều thời gian, công sức của DN. Tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN vẫn còn nhiều, nhất là đối với các ngành như Thuế, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường…Công tác xúc tiến đầu tư tại Tây Ninh thiếu một chiến lược cụ thể về đối tác, thị trường và phương pháp tiếp cận nhà đầu tư.

Thiết chế pháp lý của tỉnh vẫn kém, cần phải nỗ lực cải thiện. Các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ DN chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, chính sách phát triển KTTN chưa mang tính vượt trội, tạo cú huých cho DN phát triển. Việc thực thi các quy định, chính sách đã đề ra có mặt cịn hạn chế.

Nhận thức và khẳng định chính sách nhất quán trong phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng trong q trình thực hiện vẫn có sự phân biệt đối xử trong một số cơ quan quản lý nhà nước giữa DN thành phần KTTN và DNNN trong các quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn tiếp cận thông tin thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)