TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu 231 Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 4– GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTXNN

4.3.3- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

+ Đối với Liên minh HTX tỉnh:

Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Liên minh HTX làm trung tâm đầu mối, thường xuyên làm tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh lãnh đạo công việc nầy, giúp cho Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh tổng kết rút kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý HTX. Do nhiệm vụ được giao thêm cho Liên minh HTX, cho phép

Liên minh HTX có thêm biên chế, xây dựng một bộ phận cán bộ chuyên trách giúp cho tỉnh xây dựng chính sách đối với HTX, giúp cơ sở xây dựng các HTX thí điểm, xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước đối với HTX.

+ Đối với ngành nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn có các loại hình kinh tế hợp tác trong ngành mình. Vì vậy, việc xây dựng HTX thuộc ngành mình là trách nhiệm của Giám đốc sở trước Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn cũng cần một nhóm chuyên viên giúp lãnh đạo sở thực hiện chức năng xây dựng , tổ chức và quản lý các HTX thuộc ngành nông nghiệp.

Phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX của tỉnh trong công tác tổ chức lại sản xuất của ngành, giúp phối hợp hoạt động giữa các loại hình HTX thông hợp đồng kinh tế.

+ Đối với các ngành Tài chính, Ngân hàng, cơ quan pháp luật, cơ sở nghiên cứu khoa học:

Có trách nhiệm quán triệt đường lối, chủ trương hợp tác hoá và điều lệ HTX để có trách nhiệm phối hợp với Liên minh HTX, các sở - ngành có liên quan tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng đối với loại hình kinh tế hợp tác, tham mưu đề xuất cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về các vấn đề có liên quan để có chủ trương, giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình HTX được hình thành và phát triển.

+ Đối với trường Chính trị Tôn Đức Thắng, trường Đại học An giang kết hợp với Liên minh HTX, Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn và các ngành xây dựng kế hoạch, kinh phí và nội dung tập huấn hàng năm, biên soạn tài liệu tập huấn về HTX và tổ chức tập huấn cho cán bộ trong hệ thống chính trị và cán bộ HTX.

. Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền đoàn thể cấp xã: tập huấn quy trình vận động, tổ chức các HTX, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng kinh tế hợp tác, trách nhiệm quản lý của chính quyền theo Luật HTX, phương pháp tổ chức

thực hiện các chương trình kinh tế lớn của tỉnh, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và HTX.

. Đối với cán bộ Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX: tập huấn luật HTX, quản trị HTX, kế toán HTX, kế hoạch - tài chính, kiểm tra - kiểm soát HTX, hợp đồng kinh tế, kiến thức căn bản về kinh tế thị trường,…, và có chuyên sâu cho từng loại cán bộ của HTX.

+ Các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước phải có trách nhiệm trực tiếp tham gia tổ chức HTX để gắn kết hoạt động của doanh nghiệp mình với HTX thông qua ký kết hợp đồng kinh tế. Trước khi vào thời vụ sản xuất hoặc ngay từ đầu năm, UBND tỉnh sẽ công bố danh sách phân công các công ty chịu trách nhiệm quan hệ ký các hợp đồng kinh tế với HTX trên địa bàn. Ngoài ra, UBND tỉnh còn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ký hợp đồng kinh tế với các HTX.

Để thực hiện các giải pháp nêu trên nhà nước cần có chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã phát triển, cụ thể như: đào tạo - tập huấn cán bộ hệ thống HTX của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ nông - thuỷ sản, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách về lãi vay ưu đãi đối với HTXNN, giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,…, triển khai và áp dụng kịp thời các thành tựu mới về khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp đến từng địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống HTX nông nghiệp phát triển một cách dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta cùng với hội nhập kinh tế thế giới. Qua phân tích-trình bày nêu trên của đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển HTXNN tỉnh An giang ”; cũng cho thấy đề tài có thể có những đóng góp như sau:.

- Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo: Tạo thêm cái mới có giá trị thiết thực, góp phần phục vụ công tác đào tạo giảng dạy cho một số môn chuyên ngành kinh tế và nông nghiệp.

- Đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế: HTXNN phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển. Đồng thời sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng…. Đáp ứng thực hiện chỉ thị 25/1998/CT.UB ngày 01/7/1998 của UBND tỉnh về tập trung đẩy mạnh phát triển HTXNN với công tác xoá đói giảm nghèo.

- Những đóp góp về mặt xã hội: Góp phần ổn định, phân bố lao động trong xã hội.Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và đặc biệt đối với người sản xuất nông nghiệp phát triển.

Một phần của tài liệu 231 Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)