CHƯƠNG 4– GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTXNN
4.3.2- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Hợp tác xã nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong việc làm tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nói chung, góp phần thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn. Vì vậy, nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần quan tâm hơn cho sự phát triển hợp tác hoá nông nghiệp của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Có thể tiến hành thực hiện một số biện hháp như sau:
- Trên cơ sở HTX và các tổ liên kết sản xuất hiện có, cần tiến hành điều tra nắm lại tiến trình hoạt động của cơ sở, năng lực cán bộ quản l ý, tư liệu sản xuất, diện tích sản xuất, nông hộ và hoạt động; từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để củng cố và phát triển từng HTX.
- Đề án xây dựng HTX phải bao hàm cho được đối tượng và cách thức sản xuất chủ yếu; Lúa hay màu hoặc luân canh….; các dịch vụ phục vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; đặc biệt phải giải quyết cho được thị trường tiêu thụ sản phẩm mà trước hết phải có kế hoạch ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài khu vực.
- Quá trình vận động xây dựng HTX phải bảo đảm tính tự giác, đúng luật và dân chủ công khai. Khi xây dựng đề án tổ chức HTX, đồng thời cũng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong vụ đầu tiên để thông qua đại hội thành lập HTX.
- Bộ máy quản lý bao gồm Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát, kế toán, cán bộ kỹ thuật,… phải được đào tạo. Nếu không có lực lượng nầy thì chưa tiến hành thành lập HTX.
- Lực lượng hoạt động của HTX phải bao gồm: nông dân có đất, người có tư liệu sản xuất và có tay nghề dịch vụ: vận tải, làm đất, tưới tiêu, xay xát và cả lực lượng hàng xáo,…, người có góp vốn theo điều lệ quy định và lực lượng lao động làm thuê. Trong đó, xã viên có đất chiếm đa số trong tổng số xã viên của HTX .
- Ngoài việc mỗi HTX nông nghiệp có bộ phận dịch vụ: làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thu hoạch, vận tải, mua bán, tín dụng,…; phải gắn kết với các các loại HTX hoạt động chuyên ngành như vận tải, xây dựng nông thôn, thương mại,…với các doanh nghiệp nhà nước thông qua các hợp đồng kinh tế.