CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU.
Trên cơ sở của sự nhận xét em xin đưa ra một số giải pháp:
v Thứ nhất: Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
VAC nên hoàn thiện thêm các quy trình kiểm toán, xây dựng chương trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Việc làm này sẽ giúp kiểm toán viên rút ngắn được thời gian làm việc, đạt được hiệu quả cao trong công việc và việc thu thập bằng chứng cho các khoản mục đầy đủ hơn. Đồng thời, xây dựng một đội ngũ kiểm toán viên chuyên về một loại hình doanh nghiệp nhất định.Từ đó, hạn chế được những sai sót giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian thực hiện những thử nghiệm không cần thiết sẽ tăng thêm tính cạnh tranh với các công ty kiểm toán khác.
Công ty thường lưu trữ hồ sơ khách hàng bằng file giấy và khi cần sẽ tìm trong kho để lấy thông tin của khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, việc này rất tốn thời gian nên nếu có thể công ty nên xây dựng một chương trình riêng trên mạng nội bộ cho phép truy cập hồ sơ của khách hàng một cách nhanh chóng. Đồng thời chương trình này cần cập nhật các thông tin kinh tế và các dữ liệu thống kê có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
Trước khi tiến hành kiểm toán trưởng nhóm cần phổ biến thông tin khách hàng để
tất cả thành viên có thể nắm bắt tình hình chung về khách hàng, giữ lại ít nhất một thành viên đã tham gia kiểm toán năm trước để phổ biến kinh nghiệm của công việc kiểm toán năm trước, nhằm tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả công việc.
Thiết nghĩ VAC cần có các quy định cụ thể hay chính sách về quá trình tiếp cận và chấp nhận khách hàng. Các quy định hay chính sách này có thể được xây dựng dựa vào những nguyên tắc, đặc điểm, đặc thù cơ bản về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu có điều kiện thì tổ chức hội đồng thẩm định trước mỗi mùa kiểm toán để
thẩm định lại khả năng phục vụ khách hàng. Như vậy, có thể tránh khỏi những sai sót do cảm tính, đồng thời có cái nhìn kĩ càng và tổng quát hơn về khách hàng.
Công ty cần nới rộng thời gian kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên giảm áp lực công việc và nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Công ty nên thiết kế một chương trình lấy mẫu kiểm toán trợ giúp cho kiểm toán viên, hạn chế trường hợp lấy mẫu theo thói quen, theo chủ quan của từng người, từ đó giảm thiểu được tình trạng mẫu không đại diện tổng thể. Chương trình lấy mẫu kiểm toán có thể được thiết kế căn cứ vào Chuẩn mực VAS 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các
thủ tục lựa chọn khác”. Đồng thời dựa trên từng loại hình sản xuất kinh doanh hay quy mô tài chính của doanh nghiệp. Trong đó cần nêu lên các cơ sở, các phương pháp có thể
vận dụng về các nội dung: Thiết kế mẫu Xác định cỡ mẫu
Lựa chọn các phần tử của mẫu
Thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mục tiêu thử nghiệm cụ thể
Dự đoán sai sót của tổng thể
Đánh giá kết quả mẫu
Công ty nên có bộ phận tách biệt, có trình độ chuyên môn cao để rà soát lại hồ sơ
kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán và đưa lên Giám đốc duyệt, trưởng nhóm không nên kiêm nhiệm quá nhiều công việc vừa là người soạn thảo, người thực hiện và là người rà soát thì sẽ không đảm bảo được tính khách quan trong công việc.
Ngoài ra, nếu có thể công ty nên thiết kế một chương trình kiểm soát độ tin cậy của thông tin sử dụng bằng cách tính điểm theo hệ số và qui định số điểm tối thiểu mà thông tin đó phải đạt được để sử dụng vào thủ tục phân tích.Ví dụ đặt ra các câu hỏi như
sau:
Nguồn gốc của thông tin độc lập bao nhiêu phần trăm?
Độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp khoảng bao nhiêu phần trăm. Từ đó đánh giá độ chính xác của thông tin có nguồn từ hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thông tin có được kiểm tra từ các thủ tục kiểm toán khác không?
Mức độ phù hợp của thông tin với khoản mục và mục tiêu kiểm toán? ...
v Thứ hai: Áp dụng thêm thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu.
• Đối với khoản mục nợ phải thu:
Khoản mục này được các kiểm toán viên phân tích bằng phương pháp tỷ suất rất tốt. Tuy nhiên, em cũng đề nghị thêm một tỷ số để giúp phát hiện rủi ro nợ khó đòi và khả năng báo cáo tăng lên đáng kể do gian lận.
Số khách nợ
Tỷ số luân chuyển khách nợ = x 365 Doanh số bán chịu
Nếu tỷ số này giảm so với năm trước hoặc nhỏ hơn so với tỷ số các đối thủ cạnh tranh thì kiểm toán viên phải nghi ngờ về khả năng nợ khó đòi chưa được điều chỉnh. Nói cách khác, kiểm toán viên có thể xem xét bảng phân tích thời hạn thanh toán của các khoản nợ hay một bảng kê những số dư nợ quá hạn đã lâu. Hoặc hiện tượng giảm tốc độ
luân chuyển không nhất thiết hàm ý là rủi ro nợ khó đòi tăng. Công ty có thể đã quyết định chấp nhận những điều kiện tín dụng hấp dẫn hơn để tăng doanh số bán.
Cụ thể đối với công ty Cổ phần Cát Tường
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
Tổng số khách nợ 6 6
Doanh số bán chịu 12.343.368.912 417.845.000
Tỷ số luân chuyển khách nợ (%) 0.0000178 0.000524
Sau khi xem xét tỷ số luân chuyển khách nợ năm 2009 giảm so với năm 2008 không phải do rủi ro nợ khó đòi tăng mà vì Công ty Cổ phần Cát Tường có thể đã quyết định chấp nhận những điều kiện tín dụng hấp dẫn hơn để tăng doanh số bán.
• Đối với khoản mục doanh thu:
Báo cáo thu nhập đã được kiểm toán viên của công ty phân tích nhưng em xin đề
xuất thêm phương pháp: “Sử dụng phân tích tỷ lệ để xử lý những mối quan hệ trong báo cáo thu nhập”
Với phương pháp này, báo cáo thu nhập được thiết kế theo dạng tỷ lệ phần trăm so với qui mô chung. Các khoản mục trong báo cáo thu nhập được thể hiện tỷ lệ theo doanh thu.
Bằng cách xem xét biến động tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục và mối quan hệ giữa chúng, kiểm toán viên có thể phát hiện ra những sự thay đổi bất thường.
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu sau kiểm toán 53.123.160.000 100% 41.657.000.000 100%
Các khoản giảm trừ 4.817.560.000 9% 3.787.000.000 9%
Doanh thu thuần 48.305.600.000 37.870.000.000
Giá vốn hàng bán 32.775.000.000 62% 25.170.000.000 60%
Lãi gộp 15.530.600.000 29% 12.700.000.000 30,4%
Doanh thu tài chính 166.809.000 0,3% 88.283.000 0,2%
Chi phí tài chính 672.000.000 1,3% 132.000.000 0,3%
Chi phí kinh doanh
Chi phí bán hàng 2.989.000.000 7,5% 2.345.600.000 5,6%
Chi phí quản lý 814.913.000 1,5% 893.949.000 2%
Tổng chi phí kinh doanh 3.803.913.000 7,2% 3.239.549.000 7,8%
Lợi nhuận thuần 11.091.496.000 20,8% 9.416.734.000 22,6%
Thu nhập khác 109.461.000 0,2% 18.776.000 0,04%
Chi phí khác 62.210.000 0,1%
Lợi nhuận khác 47.251.000 0,08% 18.776.000 0,04%
Lãi trước thuế 11.138.747.000 21% 9.435.510.000 22,6%
Thuế thu nhập(25%) 2.784.686.750 5,2% 2.358.877.000 5,7%
Lãi ròng 8.354.060.250 15,7% 7.076.632.500 17%
Thu nhập của một cổ phiếu 5.950 5.040
Số cổ phiếu đang lưu hành. 1.404.000 1.404.000
Doanh thu công ty CÁT TƯỜNG tăng trưởng liên tục qua hai năm (53.123.160.000 > 41.657.000.000 đồng). Tuy nhiên tỉ lệ giá vốn hàng bán cũng tăng (62 > 60%), từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, mặc dù công ty phấn đấu tiết kiệm chi phí (cũng có thể giảm chi phí bình quân do tăng trưởng doanh thu), tỉ lệ tổng chi phí so với doanh thu của năm 2008 là 7,8%, con số này của năm 2009 chỉ còn 7,2%, nhưng do tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng đã làm cho suất sinh lời của doanh thu giảm(15,7<17%).
Có thể nói, công ty Cát Tường đã cố gắng duy trì một chính sách cổ tức đều đặn (cũng là một phương cách tạo 488 triệu, đạt tỉ lệ 48% trên lợi nhuận ròng (=3.396.783.600 + 7.076.632.500 đồng), năm 2009 tỉ lệ này là 45%(=3.759.327.113 + 8.354.060.250 đồng). Tất nhiên chia cổ tức cao không luôn có nghĩa là dấu hiệu của một
công ty phát triển, mà có khi ngược lại. Một công ty đang trên đà tăng trưởng thường thiếu vốn, để duy trì đòn cân tài chính (tỉ lệ nợ trên tài sản) các công ty này thường chia cổ tức.
v Cuối cùng: Một số giải pháp khác
Ngoài các thủ tục phân tích được sử dụng phổ biến ở VAC , nhằm phân tích kỹ
hơn tính hợp lý và xu hướng biến động của các số liệu và tìm ra những vấn đề bất thường, kiểm toán viên có thể đối chiếu với số liệu bình quân chung của các đơn vị cùng quy mô, tính chất. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu tỉ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu, số
ngày bán chịu bình quân,…có thể đối chiếu với số trung bình chung của ngành để dễ
dàng nhận thấy tình hình của đơn vị.
VAC cũng nên tư vấn cho khách hàng về việc kiểm tra, kiểm toán theo quý hoặc 6 tháng định kỳ để tránh trường hợp các kiểm toán viên bị áp lực do công việc dồn dập vào quý 1 của năm. Áp lực về mặt thời gian có thể khiến cho các kiểm toán viên vội vàng trong quy trình kiểm toán tại doanh nghiệp mà bỏ qua những sai phạm liên quan tới báo cáo tài chính của khách hàng.
Bên cạnh đó, để phát hiện khả năng khai khống hay khai thấp doanh thu hàng bán trả lại và giảm giá hàng bán kiểm toán viên nên sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ
doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán trên doanh thu năm nay với năm trước theo từng mặt hàng.
Hiện nay, tại một số doanh nghiệp, vấn đề chiết khấu thương mại đang được quan tâm và lưu ý. Việc mua bán hàng ngày này, các doanh nghiệp bán hàng thường không phản ánh số tiền được chiết khấu trong hóa đơn hay trong hợp đồng, điều này chính là kẻ
hở cho những người mua hàng giữ làm của riêng, làm lợi cho lợi ích cá nhân. Theo tôi, các kiểm toán viên cần phải có một chu trình kiểm toán làm sao để hạn chế những sai phạm này. Có thể đối chiếu, lấy xác nhận hay quan sát, thu thập bảng biểu về việc khấu trừ của bên bán, để so sánh với bảng nhập kho của khách hàng, để hạn chế những điều kiện trên.
Công ty kiểm toán Vũng Tàu trải qua quá trình hình thành và phát triển đã có những ưu điểm: Ban Giám Đốc trong công ty tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên, nhất là trong mùa kiểm toán. Cuối tuần, các nhân viên trao đổi với nhau những thắc mắc, kinh nghiệm về các qui định chuẩn mực, chế độ kế toán sửa đổi, bổ sung, hay những vấn đề vướng mắc trong thực tế xảy ra tại một số doanh nghiệp và tìm hướng giải quyết tốt nhất; Quy trình làm việc công khai chặt chẽ, tuân thủ
chuẩn mực, độc lập, khách quan; Chất lượng công tác kiểm toán luôn được quan tâm hàng đầu và ngày càng hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại: Chưa có sự phân biệt sâu sắc giữa loại hình dịch vụ và sản xuất; Thời gian thực hiện một cuộc kiểm toán ở khách hàng không nhiều nên kiểm toán viên không thể xem xét hết tất cả vấn đề; Kiểm toán viên thường nghiêng về thực hiện các thử nghiệm chi tiết hơn là áp dụng các thủ tục phân tích mặc dù thủ tục phân tích tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn hẳn khi vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa có thể giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
Nguyên nhân một số tồn tại: Thông tin hỗ trợ cho thủ tục phân tích chưa đầy đủ
và đáng tin cậy; Hoạt động kiểm soát nội bộ chưa được thiết kế và vận hành hữu hiệu tại các công ty Việt Nam; Thời gian thực hiện kiểm toán; Cuối cùng là sự phù hợp giữa chi phí và lợi ích đạt được.
Từ những cơ sở trên em xin đưa ra một số giải pháp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính; Áp dụng thêm thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu; Một số giải pháp khác.
Với sự phát triển của nền kinh tế, các dịch vụ Kiểm toán đặc biệt là Kiểm toán Báo cáo tài chính được các doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng rộng rãi.
Mặc dù kiểm toán độc lập chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 15 năm trở lại, nhưng ngành kiểm toán đòi hỏi các kiểm toán viên phải năng động, cập nhật thông tin thường xuyên, chịu được sức ép công việc cao, có tinh thần đạo đức tốt. chính điều đó đã tạo ra bước tiến xa cho ngành kiểm toán nước nhà. Cho tới nay, các công ty kiểm toán đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán đã tăng nhanh về số lượng và quy mô của mình, cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Do vậy, muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, VAC phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như uy tín với khách hàng.
Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán là hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán doanh thu - nợ phải thu nói riêng. VAC đã tiếp thu và hoàn thiện dần quy trình kiểm toán của mình qua mỗi năm. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, công ty nên tiếp tục duy trì hoàn thiện và nâng cao chương trình kiểm toán khoản mục này.
Bên cạnh đó, do hạn chế khách quan về thời gian cùng với sự giới hạn về kiến thức cũng như kinh nghiêm thực tế, em không thể bao quát hết tất cả các vấn đề liên quan đến phạm vi đề tài, vì thế không thề tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong Quý thầy cô và các anh chị kiểm toán viên tại công ty có những hướng dẫn thêm để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề cũng như bổ sung vốn kiến thức về
chuyên ngành kiểm toán.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu cùng các anh chị trong công ty VAC đã giúp em thực hiện tốt luận văn này.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU... 14
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ KHOẢN PHẢI THU..17
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ... 18
1.1.1 Khái niệm kiểm toán: ... 18
1.1.2Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ... 18
1.2 KHÁI NIỆM ... 19
1.2.1 Khái niệm khoản phải thu thương mại: ... 19
1.2.2 Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ... 19
1.3 YÊU CẦU KẾ TOÁN VỚI CÁC KHOẢN MỤC ... 19
1.3.1 Doanh thu... 19
1.3.2 Nợ phải thu ... 21
1.4 KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG ... 24
1.5 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN: ... 25
1.6 QUI TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ KHOẢN PHẢI THU ... 26
1.6.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ... 26
1.6.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản. ... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 29
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VŨNG TÀU ...30
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ... 30
2.1.1 Lịch sử hình thành: ... 30
2.1.2 Sự phát triển của VAC ... 30
2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ: ... 31
2.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM ... 31
2.3.1 Chức năng nhiệm vụ: ... 31
2.3.2 Đặc điểm: ... 32
2.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY ... 32
CHƯƠNG 3:THỰC TẾ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ KHOẢN PHẢI
THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VŨNG TÀU. ... 35
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG ... 35