XÂY DỰNG QUY TẮC ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HPG (Trang 26 - 29)

8. Xây dựng bộ quy tắc giao dịch và chiến lược giao dịchi) Bộ quy tắc giao dịch i) Bộ quy tắc giao dịch

a) Phân tích biểu đồ dài hạn để có bức tranh tồn cảnh về xu hướng thị trường.

 Trước khi tham gia vào mua cổ phiếu, nhà đầu tư nên có cái nhìn tổng qt nhất về thị trường, bằng cách sử dụng các biểu đồ giá, đồ thị hình nến- có sẵn trên các trang web của các CTCK hay các trang báo mạng như CafeF,

Vietstock,.. hoặc các sàn giao dịch như VN-INDEX và sử dụng Phân tích kỹ thuật nhìn nhận các điểm mua-bán đã qua để cân nhắc mua bán vào thời điểm thích hợp trong tương lai.

b) Xác định xu hướng và đi theo nó.

 Xác định xu hướng là một việc làm khá dễ dàng, nhà đầu tư chỉ cần nối các đỉnh hoặc các đáy với nhau, trong xu hướng tăng thì đỉnh sau ln cao hơn đỉnh trước hoặc dù là đáy cũng vậy. Ngược lạ, trong xu hướng giảm thì đáy sau luôn thấp hơn đáy trước, nối với nhau chúng ta sẽ có được đường xu hướng, qua đó dễ dàng xác định được xu hướng của một cổ phiếu nói riêng hay thị trường nói chung. Khuyến cáo chung hiện nay là nên mua vào khi xu hướng tăng và bán khi giảm.

c) Xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự

 Mức kháng cự thường là điểm giá của đỉnh liền trước, sau khi bị phá sẽ thành mức hỗ trợ mới trong tương lai. Mức hỗ trợ thường là đáy liền trước, sau khi bị phá sẽ thành mức kháng cự mới trong tương lai.

d) Nhận biết khả năng điều chỉnh đến bao nhiêu

 Sự điều chỉnh lên hoặc xuống của thị trường thường nằm trong những phần quan trọng của xu hướng trước, có thể đo sự điều chỉnh trong xu hướng hiện tại theo những tỷ lệ phần trăm đơn giản. Mức hoàn lại 50% của xu hướng trước là phổ biến nhất. Mức hoàn lại tối thiểu thường là 1/3 của xu hướng trước. Mức hoàn lại tối đa thường là 2/3. Cũng cần theo dõi các mức hoàn lại theo tỷ lệ Fibonacci như 38% và 62%. Trong suốt quá trình hồi lại trong một xu hướng tăng giá, điểm mua ban đầu thường nằm trong khu vực hoàn lại 33%- 38%.

e) Vẽ các đường xu hướng

 Xác định rõ các đường xu hướng sẽ giúp ta nhìn nhận và mua bán hiệu quả hơn, một đường xu hướng cần được chạm ít nhất 3 lần và nếu nó càng được chạm nhiều tức khoảng thời gian thử thách càng lâu và càng trở nên hiệu quả hơn.

f) Theo dõi các chỉ số trung bình

 Sử dụng các đường MA để xác định xu hướng cũng là một trong các cách, MA là điểm tập hợp giá đầu hoặc cuối của các ngày giao dịch tùy theo nhà đầu tư lựa chọn để xác định xu hướng. Có thể sử dụng 1 hoặc nhiều đường MA cùng lúc. Giá cắt lên hoặc xuống đường MA cũng là những dấu hiệu cho thấy giá sắp có biến động.

 Chúng ta có 2 chỉ báo RSI và Stochasics cảnh báo vùng quá mua và bán, cả 2 đường này đều hoạt động trong khoảng từ 0-100. Đối với RSI là 70-30 và Stochasics là 80-20. Nó vừa có thể dự báo đảo chiều lẫn tín hiệu mua.

h) Nhận biết các tín hiệu cảnh báo

 Chỉ báo đường trung bình chuyển động hội tụ - phân kỳ MACD kết hợp hệ thống giao cắt các MA với các yếu tố vượt mua/vượt bán của một chỉ báo dao động. Một tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt đường tín hiệu và cả hai đường nằm dưới biểu đồ tần suất. Một tín hiệu bán xuất hiện khi MACD cắt đờng tín hiệu từ trên biểu đồ tần suất. Các tín hiệu tuần ưu tiên hơn các tín hiệu ngày. Chỉ báo MACD Histogram biểu thị sự chênh lệch giữa 2 đường MA này và cho những cảnh báo sớm hơn về sự thay đổi xu hướng.

i) Xác định có phải xu hướng hay khơng

 Đường chỉ số xu hướng trung bình ADX giúp xác định thị trường có xu hướng hay khơng. Nó đo mức độ xu hướng trong thị trường. Đường ADX chạy lên cho thấy sự hiện diện của một xu hướng mạnh. Đường ADX chạy xuống cho thấy sự hiện diện của một thị trường khơng có xu hướng rõ ràng. Đường ADX chạy lên giống như các đường trung bình chuyển động; đường ADX chạy xuống giống như các chỉ báo dao động. Bằng cách đánh dấu hướng của đường ADX, có thể xác định cách giao dịch và bộ chỉ báo nào là phù hợp nhất đối với hoàn cảnh thị trường hiện tại.

j) Nhận biết các dấu hiệu xác nhận

 Khối lượng hay tính thanh khoản thường dùng như một dấu hiệu xác nhận khi thị trường vào sóng. Trong một xu hướng tăng, khối lượng thường tăng dần và thanh khoản cải thiện để khẳng định xu hướng vẫn tiếp tục và chưa có dấu hiệu kết thúc, nếu giá tăng nhưng thanh khoản giảm dần thì có thể xu hướng tăng giá hiện tại tạm thời điều chỉnh hoặc có thể sắp chấm dứt q trình tăng.

9. Chiến lược giao dịch

Giao dịch khi đã có tín hiệu :

Thời điểm này nhà đầu tư nắm giữ các mã cổ phiếu đang lên cao như các ngành liên quan đến thép, ngân hàng,… nên bán ra khi thị trường đã có dấu hiệu đạt đỉnh và đảo chiều trong tương lai gần.

Thị trường Việt Nam có thể giảm sâu trong tương lai tới trước ảnh hưởng lớn của dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, nhà đầu tư nên bán vào thời điểm thích hợp này để thu lại lợi nhuận cao.

Lợi ích : Thốt ra khỏi thị trường có xu hướng đảo chiều đi xuống, thu lợi

nhuận lớn khi nhà đầu tư đang dần có tâm lý lo lắng bán tháo nhiều, đối với ai đang nắm giữ thì nên bán.

Dự báo giao dịch khi trước khi có tín hiệu :

Ưu điểm: thu lợi nhuận cao, phòng ngừa rủi ro.

Nhược điểm : Nếu mơ hình khơng diễn ra, thị trường tạo mơ hình tiếp tục tăng thì sẽ phải chờ đợi thêm, tạo tâm lý chán nản.

Yêu cầu chiến lược giao dịch trước khi có tín hiệu : Kinh nghiệm nhà đầu tư lâu năm, có khả năng dự báo đảo chiều bằng khối lượng và giá ở đỉnh.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HPG (Trang 26 - 29)