Khối lượng và giá trị xuất khẩu giai đoạn 2005-2018

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 43 - 44)

Năm Khối lượng xuất khẩu (Tấn) Gía trị xuất khẩu (1000 USD)

2005 230.000 235.482

2010 392.000 460.273

2015 1.344.000 1.839.270

2018 2.540.000 3.809.599

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018

Số liệu 14 năm gần đây cho thấy, xuất khẩu rau quả ln đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 25%/năm và nhanh chóng trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2019, đạt 33,63 triệu USD, tăng mạnh 125,9%. Trong khi đó, nhu cầu trái cây nhiệt đới tươi ở EU được dự đoán sẽ tăng từ 5 đến 8%/năm trong giai đoạn 2020-2025 và các nước mới nổi trong khu vực như các nước Trung Đông cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nguồn cung lớn trong tương lai gần với nhu cầu ngày càng tăng.

Hiệu lực của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm rau quả của Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương 2018), rau quả là một trong những

35 mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhất ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, với 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ.

Mặc dù cơ hội là rất lớn nhưng để tận dụng hiệu quả các cam kết trong EVFTA, ngành rau quả Việt Nam cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Đó là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và mơi trường.… Trên thực tế, trong thời gian qua ngành rau quả đã có nhiều thay đổi, đầu tư thêm các trang thiết bị mới để chế biến, sản xuất các sản phẩm rau quả phù hợp với yêu cầu của thị trường EU.

Việt Nam hiện đã có 39 bộ chỉ dẫn địa lý được công nhận bảo hộ tại EU, mà không phải qua thủ tục đăng ký, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực đáp ứng các yêu cầu từ phía những nhà nhập khẩu EU về hàng nông sản, thực phẩm khi có hơn 6.335ha hoa quả áp dụng VietGAP/GlobalGAP và đã được cấp mã số vùng trồng đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu; hơn 5.000ha trang trại thuỷ sản được công nhận áp dụng VietGAP/GlobalGAP; 100% trang trại cá basa222 xuất khẩu được cấp mã xuất xứ; 100% tàu đánh bắt cá cam kết nói khơng với đánh bắt cá trái phép (IUU fishing),... Hiện đang có xu hướng chuyển dịch xuất khẩu rau quả Việt Nam từ thị trường Trung Quốc sang Châu Âu do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả nhiệt đới tại Châu Âu ngày càng tăng, mức tiêu thụ dự báo tăng 5 - 8% trong những năm tới, trong khi rau quả Việt Nam mới chiếm thị phần 1% trong tổng nhu cầu nhập khẩu rau quả của Châu Âu (Bộ Công thương 2018).

Bên cạnh đó, mặt hàng rau quả Việt Nam đang có cơ hội lớn khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực chính là cơ hội để sản phẩm rau, quả của Việt Nam rộng đường vào các thị trường có quy mơ lớn, sức tiêu thụ mạnh

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)