Tiêu chí Số lượng
(N=20)
Tỷ lệ (%)
1. Hoạt động của doanh nghiệp
Xuất khẩu 17 85
Nhập khẩu 3 15
2. Loại hình doanh nghiệp
Cơng ty TNHH 9 45
Doanh nghiệp nhà nước 3 15
Doanh nghiệp tư nhân 5 25
Công ty cổ phần 1 5
3. Các ngành thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh
Xuất khẩu nông sản( trái cây, rau củ quả) 11 55
37 Nhập khẩu nông sản( trái cây, rau củ quả) 2 10
4. Nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp
< 5 tỷ VND 12 60
5>10 tỷ VND 5 25
10-50 Tỷ VND 3 15
50 Tỷ VND
5. Số lượng lao động tại doanh nghiệp
< 10 người 5 25
10-50 người 7 35
Hơn 50 người 8 40
Nguồn: Kết quả điều tra, 2021
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, có 6 doanh nghiệp hiện đang thực hiện hoạt động xuất khẩu ra các thị trường như úc, Hà Lan, Mỹ và Trung Quốc,… với các mặt hàng nông sản chủ yếu rau, củ quả tươi và các mặt hàng quả như thanh long,…
Về nguồn vốn của doanh nghiệp có 60% doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ VND, 25% doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng, 15% doanh nghiệp có mức vốn từ 10 đến 50 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đã bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia thị trường.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà những lợi thế cạnh tranh như giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên hiện đã dần bị thu hẹp, khơng có tính bền vững trong khi những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm cần một chiến lược phát triển và thời gian.
2.2.2.2. Nhận thức của doanh nghiệp về EVFTA
Với việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định FTA thế hệ mới, vấn đề về xuất xứ hàng hóa cần được các DN đặc biệt quan tâm, nhất là đối với những mặt hàng nằm trong danh mục được hưởng thuế ưu đãi để tránh trường hợp bị mượn mác “made in Vietnam” để hưởng ưu đãi thuế khi xuất sang các nước có FTA với Việt Nam, trong đó có thị trường EU.
Đơn cử, đối với EVFTA, các DN sản xuất những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: thủy sản, thủy sản chế biến, dệt may, giày dép, hạt điều, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, thép và sản phẩm thép… cần lưu ý các tiêu chí xuất xứ thuần túy, cơ chế chứng nhận xuất xứ, công đoạn gia công, các điều khoản về vận tải… Để hội nhập sâu rộng, DN Việt sẽ phải tìm cách vượt qua các quy định ngày càng nghiêm ngặt về: an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, quy tắc ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tỷ lệ nội địa hóa, cơng nghệ chế biến… Từ đó,
38 DN chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các thỏa thuận trong các FTA mà Việt Nam tham gia như: EVFTA, CPTPP…, đặc biệt là những thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của DN, các ưu đãi thuế quan đối với những mặt hàng ở từng thị trường cụ thể.
Kết quả khảo sát nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về hiệp định EVFTA được thể hiện tại Bảng 2.9. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu đã hiểu và nắm được thông tin về hiệp định EVFTA với tỷ lệ 100% số doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, chỉ có 55% các doanh nghiệp đã tìm hiểu sâu về hiệp định này. Khoảng 35% các doanh nghiệp có biết và hiểu sơ lược về các hiệp định này.