Chứng nhận an toàn thực phẩm khi xuất khẩu hàng sau EU

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 49 - 50)

Cam kết Số lượng Tỉ lệ (%)

Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GlobalGap 17 85 Chứng nhận về tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm

BRC?

20 100

Chứng nhận IFS? 13 65

Chứng nhận SQF? 13 65

Chứng nhận FSSC 22000? 14 70

41 Bảng 2.13 chỉ ra rằng, trong số các doanh nghiệp khảo sát, có 85% số doanh nghiệp có chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt tồn cầu GlobalGap, 65% có Chứng nhận IFS và Chứng nhận SQF, 70% có chứng nhận Chứng nhận FSSC 22000.

Theo đánh giá của phần lớn các doanh nghiệp, EVFTA mở rộng cánh cửa về thuế nhưng lại dựng lên nhiều hàng rào về kỹ thuật trong thương mại và siết chặt các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đầy đủ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan cũng không dễ dàng, nhất là đối với nông sản nhập khẩu nguyên liệu chế biến

2.2.3. Tác động của Hiệp định EVFTA đến doanh nghiệp

Với các cam kết có mức độ tự do hóa sâu rộng, các tiêu chuẩn cao về quy tắc, thể chế và phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống, bản thân EVFTA đã mang theo rất nhiều kỳ vọng của doanh nghiệp về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) nói chung cũng như cơ hội cho từng doanh nghiệp nói riêng. Đó là những kỳ vọng đặc biệt với FTA đầu tiên, “tuyến đường cao tốc” hai chiều đầu tiên cho xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. Điều này là rất ý nghĩa nếu biết rằng hầu như tất cả các FTA trong một thập kỷ trở lại đây của Việt Nam đều là với các đối tác mà trước đó Việt Nam đã có FTA, do đó lợi ích về xuất nhập khẩu chỉ là tăng thêm.

Thực tế, EVFTA cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp cùng lúc với 27 nền kinh tế thành viên của khu vực kinh tế đứng tốp đầu thế giới. Thị trường chỉ chưa đầy 500 triệu dân của 27 nước EU có sức mua lớn thứ hai tồn cầu, và cũng là khách hàng lớn thứ hai, thứ ba liên tục nhiều năm của xuất khẩu Việt Nam. Về phía mình, thị trường Việt Nam với 98 triệu dân và một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, cũng có nhu cầu rất cao về nguồn đầu vào cho sản xuất cũng như các sản phẩm tiêu dùng chất lượng tốt từ EU.

Bên cạnh những cơ hội, thì EVFTA cũng đặt khá nhiều thách thức cho DN Việt Nam, nhất là việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, mơi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 49 - 50)