Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.2.2 Biến độc lập

Quy mô tổng tài sản (SIZE) được sử dụng để cho thấy rằng các ngân hàng lớn sẽ có vị trí tốt hơn các ngân hàng nhỏ trong việc khai thác quy mô kinh tế trong các giao dịch với hiệu ứng thuần rằng họ sẽ có xu hướng có mức lợi nhuận cao hơn. Do đó, có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận. Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002) và Goddard và các cộng sự (2004) tìm thấy rằng quy mơ có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Quy mô của ngân hàng là một biến độc lập để giải thích cho quy mơ liên quan giữa kinh tế và phi kinh tế. Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, tổng tài sản của ngân hàng được xem là biến đại diện cho quy mô ngân hàng.

Quy mơ vốn chủ sở hữu (CAPITAL) được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Thật thú vị khi mức vốn chủ sở hữu cao hơn đem đến lợi nhuận cao hơn bởi vì có nhiều vốn thì ngân hàng có thể dễ dàng tn thủ các tiêu chuẩn vốn để vốn dư thừa có thể được sử dụng cho vay (theo Berger, 1995).

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN) là nguồn thu nhập chính và kì vọng có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu suất hoạt động ngân hàng. Khi các yếu tố khác không đổi, tiền gửi nhiều hơn được chuyển sang cho vay, biên độ lãi suất và lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng rủi ro để có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng, thì lợi nhuận có thể giảm. Ngồi ra, vì các khoản vay là nguồn thu nhập chính,

chúng ta kì vọng rằng tài sản phi lãi ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận. Chúng ta cũng kì vọng rằng khi ROE cao hơn thì nguồn vốn cần từ bên ngồi sẽ thấp hơn và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Nó cũng là một dấu hiệu cho thấy vốn hóa ngân hàng tốt đối mặt chi phí phá sản thấp hơn và chi phí vốn giảm.

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS) là một chỉ số thanh khoản khác nhưng được xem như là khoản nợ. Tiền gửi là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và do đó nó ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. DEPOSITS được xem là biến độc lập trong bài nghiên cứu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng thì lợi nhuận tăng ở nhiều nước. Về mặt kỹ thuật, GDP khắc họa biểu đồ tăng giảm trong chu kỳ kinh tế. Hệ quả là, sự thay đổi trong mức hoạt động chung được kì vọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng.

Lạm phát (INF): Tầm quan trọng của lạm phát đến hiệu suất hoạt động ngân hàng đã được tranh luận trong các nghiên cứu trước, chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát đến các nguồn và người sử dụng các nguồn tài chính của ngân hàng. Đặc biệt, lạm phát ảnh hưởng đến hành vi định giá của cơng ty.

Cách tính các biến và sự kỳ vọng dấu về các biến trong mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 3.1 Tóm tắt cách tính các biến và sự kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình

Biến Cơng thức Kỳ vọng dấu

ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

ROE Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

SIZE Ln(Tổng tài sản) +

CAPITAL Vốn chủ sở hữu

LOAN Cho vay

Tổng tài sản +

DEPOSITS Tiền gửi

Tổng tài sản +

GDP Dữ liệu được công bố bởi

Worldbank +

INF Dữ liệu được công bố bởi

Worldbank +

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)