CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2 Hàm ý chính sách
Dựa trên thực trạng tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam và kết quả hồi quy các mơ hình nghiên cứu ở chương 4, bài nghiên cứu hàm ý một số chính sách nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các NHTM.
5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng
Đầu tiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tổng tài sản là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Có nghĩa là nếu quy mô tài sản tăng sẽ tác động làm tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các nhà quản trị nên cân nhắc đến việc mở rộng quy mô hoạt động bằng cách thành lập các chi nhánh, phịng giao dịch kèm theo đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao thị phần, tăng tiềm lực kinh tế cũng như tiếp cận thương hiệu đến gần hơn với khách hàng hơn. Tuy nhiên, việc tăng thêm các chi nhánh, phịng giao dịch có thể làm tăng thêm chi phí quản lý, hoạt động, chi phí lương cho nhân viên,… dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Điều đó địi hỏi các nhà quản trị phải tính tốn thật kĩ càng và cân nhắc xem lợi nhuận mang lại từ việc mở rộng quy mơ có đủ bù đắp chi phí hoạt động, chất lượng dịch vụ của ngân hàng hay không.
Thứ hai, quy mô vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Điều này nghĩa là thực tế ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh và tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, từ đó giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi đặc biệt là trong thị trường hiện nay với rất nhiều những ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Bên cạnh với việc tăng quy mô vốn, ngân hàng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản trị vốn tốt và tránh tình trạng dư thừa q nhiều vốn khơng sinh lợi. Do đó, các nhà quản trị cũng có thể tính tốn lại các phương án bổ sung vốn chủ sở hữu vừa để nâng cao các tỷ lệ an toàn vốn và vừa để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng vốn thông qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngồi bởi điều đó khơng chỉ cho phép bản thân ngân hàng tăng thêm tiềm lực về tài chính mà cịn có thể học hỏi, được hỗ trợ thêm kinh nghiệm về ứng dụng
công nghệ và quản trị ngân hàng. Hoặc, sáp nhập các ngân hàng nội địa quy mơ nhỏ, khó trụ vững trên thị trường để tạo ra những ngân hàng đủ mạnh về tiềm lực tài chính, cạnh tranh ngang ngửa với những ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh việc tăng vốn chủ sở hữu thì việc quản trị vốn tốt, tránh tình trạng dư thừa những nguồn vốn không sinh lợi cũng là điều quan trọng giúp ngân hàng gia tăng tỷ suất sinh lợi. Do đó, các ngân hàng cần có chiến lược tăng vốn rõ ràng, cụ thể qua từng giai đoạn và tránh tình trạng tăng liên tục trong một thời gian mà khơng có phương án sử dụng hiệu quả. Đồng thời, cổ đông của ngân hàng cũng phải nắm rõ chiến lược, đóng góp ý kiến và cùng nhau thảo luận đảm bảo lượng vốn tăng thêm mang lại lợi nhuận cho chính các cổ đơng nói riêng và cho ngân hàng nói chung.
Thứ ba, dư nợ cho vay là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Vì thế, để nâng cao tỷ suất sinh lợi các NHTM tại Việt Nam cần gia tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng. Các ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức cho vay cũng như đa dạng hóa các đối tượng cho vay để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như theo kịp được thực tiễn của nền kinh tế. Các ngân hàng phải sâu sát hơn với doanh nghiệp, tư vấn cũng như hỗ trợ những doanh nghiệp có phương án, dự án kinh doanh hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Đi đơi với việc mở rộng hoạt động tín dụng thì các ngân hàng phải có các biện pháp hữu hiệu để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể, các ngân hàng cần xây dựng, ban hành các quy định nội bộ để hướng dẫn, kiểm tra và giám sát đối với cho vay. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp học không những nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước và Thủ tướng Chính phủ mà cịn nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải rà soát và tăng cường quản trị rủi ro; tích cực hồn thiện quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên chủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống xếp hạng tài sản đảm bảo bằng việc
tính tốn những chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc thù của từng ngân hàng. Đối với mức nợ xấu tồn đọng của những năm trước, các ngân hàng cần phải nghiên cứu phương án giải quyết, lành mạnh hóa tài chính bởi nợ xấu sẽ làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng khơng lành mạnh, thanh khoản khó khăn; một số ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mơ. Tóm lại, các ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với kiểm soát rủi ro, chất lượng khoản vay.
Thứ tư, quy mô tiền gửi là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Điều này có nghĩa bên cạnh việc thu hút tiền gửi tại ngân hàng thì các nhà quản lý cần phải cân nhắc đến chi phí để thu hút lượng tiền gửi trên, không nhất thiết bằng mọi giá để tăng quy mô tiền gửi.
5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách
Lạm phát sẽ là chỉ tiêu mà các nhà hoạch định chính sách kiểm sốt nhằm gián tiếp giúp các ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Do đó khi lạm phát càng cao càng hàm ý nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hồi phục và phát triển, thì sẽ kích thích tiêu dùng cũng như đẩy mạnh các dự án gia tăng năng suất của các doanh nghiệp để phục vụ tiêu dùng của người dân. Từ đó làm gia tăng thu nhập cho các doanh nghiệp cũng như các nhân viên của các doanh nghiệp. Và kết quả là sự gia tăng thu nhập từ lãi của các ngân hàng.