Kết quả của việc đầu tư hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí vũng áng (Trang 74 - 107)

Hiện tại, tại khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thương hiệu PV OIL rất ít người biết. Với lợi thế là đơn vị trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam với logo hình ngọn lửa, Công ty đã đầu tư hệ thống biển quảng cáo tại các CHXD dọc các tuyến đường quan trọng, khu tập trung đông dân cư, sử dụng phương tiện thông tin đại chúng.

Bằng việc sử dụng bộ nhận dạng thương hiệu PV OIL. Công ty đã xây dựng hệ thống CHXD kiểu mẫu từ biển quảng cáo, logo, slogan, đồng phục phong cách phục vụ khách hàng, quy chuẩn hoạt động quản lý về chất lượng và số lượng.

Đầu tư vào công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra, dự báo những biến động về cung cầu sản phẩm, những biến động trên thị trường trong nước và thế giới, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và công tác xây dựng chiến lược kinh doanh.

Theo đó, hoạt động marketing đã có bước tiến vững chắc. Nhiều chương trình tài trợ, PR, quảng cáo truyền thông, khuyến mãi được khai thác tốt đã góp phần đáng kể vào việc phát triển cơ sở khách hàng, mang lại hình ảnh tốt cho Công ty. Hiệu quả của hoạt động marketing đã có sự tăng lên cùng với thương hiệu của PV OIL Vũng Áng đang được nhận biết nhiều hơn.

2.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của PV OIL Vũng Áng

Hoạt động đầu tư của PV OIL Vũng Áng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của giai đoan 2008-2011.

2.3.2.1. Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư tại PV OIL Vũng Áng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

Bảng 2.11 Doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách tăng thêm/1đ VĐT giai đoạn (2008-2011)

ĐVT: %,Tỷ đồng

Stt Sản phẩm 2008 2009 2010 2011

1 Tổng VĐT 84,30 93,46 70,75 19,10

2 Doanh thu tăng thêm - - 197,56 1.681,85

DT tăng thêm/VĐT - - 279,24 8.805,50

3 Lợi nhuận tăng thêm - - - 1,32 31,79

LN tăng thêm/VĐT - - - 1,87 166,44

4 Nộp Ngân sách tăng thêm - - 8,23 76,22

Nộp NS tăng thêm/ VĐT - - 11,63 399,06

5 Số lao động tăng thêm - 12,00 58,00 25,00

Số lao động tăng thêm/ VĐT - 12,84 81,98 130,89

(Nguồn: Phòng TCKT – PV OIL Vũng Áng)

kinh doanh nên các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước là chưa có. Doanh thu năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 vì công ty bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh vào tháng 10/2010. Tỷ lệ trên vốn đầu tư cao do năm 2010 là 8.809% do chi phí đầu tư đã được đầu tư lớn vào giai đoạn 2008-2009. Lợi nhuận năm 2010 còn âm là do mới đi vào tìm kiếm khách hàng, các chi phí ban đầu còn lớn trong khi doanh thu thấp và do kiềm chế lạm phát nên nhà nước không cho các đơn vị đầu mối tăng giá, dẫn đến lợi nhuận của các đơn vị xăng dầu trong thời điểm này đầu đạt lợi nhuận âm. Năm 2011, công ty đã phát triển tương đối và sản lượng và doanh thu do đó lợi nhuận đạt kỳ vọng theo kế hoạch công ty đề ra, tỷ lệ trên vốn đầu tư đạt 166%.

Về nộp ngân sách nhà nước: do công ty đóng trên khu kinh tế Vũng Áng nên được hưởng ưu đãi đầu tư với 09 năm đầu không phải nộp thuế TNDN, mà nộp ngân sách nhà nước của công ty chủ yếu là phí xăng dầu (Phí xăng dầu theo quy định của Bộ tài chính: xăng 1000đ/lít, dầu 500đ/lít). Cụ thể năm 2010 đạt tỷ lệ 11%, sang năm 2011 với sản lượng tăng cao thì tỷ lệ này cũng tăng cao theo và đạt 399% trên tổng mức vốn đầu tư.

Tuy nhiên, có thể nhận xét một cách khách quan rằng, do tình hình đầu tư không đều giữa các năm, bên cạnh đó là do đặc điểm xây dựng ban đầu của Tổng kho xăng dầu lớn nên doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách tăng thêm so với vốn đầu tư không hoàn toàn chính xác và đầy đủ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

2.3.2.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội

a) Thu nhập bình quân người lao động:

Thu nhập bình quân cho người lao động trong giai đoạn 2008-2011 đã tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.12 Thu nhập người lao động PV OIL Vũng Áng giai đoạn (2008-2011)

Stt Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

1 Thu nhập BQ Tr.đ 2,321 3,875 4,495 4,777 4,500

2 Lượng tăng tuyệt đối Tr.đ -0,465 1,554 0,620 0,282 -0,277

3 Tốc độ tăng định gốc % - 66,9 93,7 105,8 93,8

4 Tốc độ tăng liên hoàn % - 66,9 16 6,2 -5,7

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự - PV OIL Vũng Áng)

Thu nhập bình quân người lao động của Công ty tăng dần qua các năm từ 2.321.000 đồng đến 4.777.000 đồng thể hiện hiệu quả thực sự về đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2005 thu nhập bình quân là 2.321.000 đồng/người/tháng đến năm 2008 đạt 4.777.000 đồng/người/tháng, tăng 105,8% so với năm 2005 và tăng 6,2% so với năm 2007. Thu nhập bình quân tăng nhanh nhất là năm 2006, với thu nhập bình quân là 3.875.000 đồng/người/tháng, tăng so với năm 2005 là 66,9%.

Năm 2009 thu nhập bình quân giảm hơn so với năm 2008 là 5,7% nguyên nhân là do năm 2009 tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế thế giới đã đẩy thị trường thép thế giới và trong nước vào cơn lốc suy thoái về sản lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và thiếu ổn định. Mặc dù vậy, thu nhập bình quân của người lao động vẫn được duy trì tương đối ổn định.

b) Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước:

Về mức độ đóng góp cho xã hội, hàng năm Công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Cụ thể đóng góp ngân sách giai đoạn 2008-2011 của PV OIL Vũng Ángnhư sau:

Bảng 2.13 Đóng góp vào ngân sách của PV OIL Vũng Áng giai đoạn (2008-2011)

ĐVT: Tỷ đồng, %

Stt Năm

Chỉ tiêu 2010 2011

1 Đóng góp vào NSNN 8,23 84,45

2 Lượng tăng tuyệt đối - 76,22

3 Tốc độ tăng - 926

(Nguồn: Phòng TCKT – PV OIL Vũng Áng)

Có thể thấy mức độ đóng góp vào ngân sách Nhà nước của Công ty là khá lớn và có xu hướng tăng, từ 8,23 tỷ đồng năm 2010, đến năm 2011 đã đạt 84,45 tỷ đồng, tăng 926% so với năm 2010. Tuy nhiên do Công ty đóng góp ngân sách nhà nước thông qua phí xăng dầu, nên sản lượng kinh doanh của công ty càng lớn thì đóng góp càng cao. Như vậy xét một cách tổng quát thì mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước của đơn vị sẽ tăng dần hàng năm.

2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển tại PV OIL Vũng Áng giai đoạn (2008-2011)

2.3.3.1. Những hạn chế

Hoạt động đầu tư phát triển bên cạnh những thành tựu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư trong cả giai đoạn, đó là:

Nguồn vốn dành cho đầu tư:

Với nguồn vốn chủ sở hữu của PV OIL Vũng Áng là 100 tỷ đồng đã được đầu tư hết vào Tổng kho xăng dầu Vũng Áng và các cửa hàng xăng dầu. Mặt khác khi đầu tư Tổng kho được sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam có hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, còn đối với các dự án như đầu tư hệ thống CHXD nói riêng và đầu tư phát triển doanh nghiệp không nằm trong diện cho vay vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Nên công ty phải huy động nguồn vốn của Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, hay nguồn vốn khác là khó khăn và chi phí lãi suất cao. Dẫn đến không mang lại tính chủ động nguồn vốn trong đầu tư phát triển cũng như giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

được nguồn vốn ở thị trường chứng khoán. Vì vậy, vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong công cuộc đầu tư của công ty và là khó khăn lớn đối với công ty trong thời gian sắp tới.

Cơ cấu đầu tư và chất lượng đầu tư:

Do thời gian đi vào hoạt động kinh doanh xăng dầu chưa lâu nên kinh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa bài bản, vững chắc, trình độ của người lao động không đồng đều, thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên sâu.

Hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu chưa thực sự có hiệu quả. Việc mở rộng thị trường sản phẩm, tìm kiếm đại lý xăng dầu còn diễn ra chậm, đầu tư cho hoạt động dịch vụ hậu mãi còn chưa được chú trọng thoả đáng, đầu tư cho xây dựng thương hiệu, hoạt động quảng cáo của Công ty chưa được đầu tư đồng bộ trên toàn bộ thị trường kinh doanh.

Hạn chế trong đầu tư phát triển mạng lưới CHXD

Tuy nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới của PV OIL Vũng Áng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nhưng hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại PV OIL Vũng Áng đã có 09 CHXD, năm 2011 tăng lên được 06 CHXD. Nhưng các CHXD mới mở ra hầu hết trong thời gian đầu là hoạt động chưa mang lại hiệu quả theo tính toán.

Sở dĩ, các CHXD mới không hiệu quả là do các nguyên nhân sau:

- Khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm: Chọn địa điểm đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn sự thành công, thất bại của một CHXD. Địa điểm của CHXD có nằm ở khu trung tâm, tuyến đường nhiều phương tiện qua lại, thuận tiện cho việc xe cộ ra vào, các yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vướng mắc chủ yếu của PV OIL Vũng Áng các địa điểm theo các tiêu chí trên thường đã có đơn vị, cá nhân đầu tư và phải nằm trong quy hoạch của Sở công thương.

quan chức năng ban ngành. Có độ trễ rất lớn trong thủ tục xin đầu tư CHXD, mang lại nhiều rủi ro cho đầu tư nếu địa điểm đầu tư đó không đủ điều kiện để xây dựng CHXD theo quy định của các cơ quan chức năng ban ngành.

Mạng lưới bán lẻ trên thị trường khá dày đặc, khoảng 400 cửa hàng (Đặc biệt là hệ thống cửa hàng của Petrolimex Nghệ Tĩnh nhiều và nằm ở các vị trí kinh tế chủ chốt, có thương hiệu mạnh). Trong khi đó mạng lưới kinh doanh bán lẻ của Công ty còn quá ít.

Chính sách quản lý giá cả xăng dầu của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả, không bám sát được giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu, dẫn đến chiết khấu bán hàng cho các đơn vị có nhiều thời điểm là không có, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Tổng kho xăng dầu Vũng Áng ngoài chức năng kinh doanh, trung chuyển hàng hóa cho khu vực Bắc Trung Bộ còn là kho trong hệ thống dự trữ Quốc Gia và có nhiệm vụ tạm nhập tái xuất sang Lào, có chi phí đầu tư lớn. Do đó chi phí khấu hàng hàng năm rất cao. Xét trên nhu cầu hiện nay trên khu vực thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là đang thấp so với vòng quay hàng hóa qua kho, đây cũng là khó khăn cho PV Oil Vũng Áng trong việc nâng cao lợi nhuận, hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, sự phân cấp trong đầu tư trong toàn hệ thống còn chưa mạnh dạn, sự phối hợp giữa các khâu, các bộ phận còn chưa ăn khớp, bên cạnh đó, chất lượng quản lý hoạt động đầu tư còn chưa cao. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế, vốn đầu tư phát huy tác dụng còn chậm và hiệu quả không cao. Do vậy, bình quân chi phí sản xuất tại PV OIL Vũng Áng còn cao hơn so với các đơn vị hoạt động lâu đời (Petrolimex, Quân đôi, Petec…) đã hết chi phí khấu hao.

Chất lượng công tác quản lý đầu tư còn thấp:

Phòng đầu tư và phát triển mạng lưới của Công ty quản lý về công tác đầu tư các dự án. Tuy nhiên do Công ty vừa hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa đầu tư xây dựng nên đội ngũ cán bộ của phòng còn yếu và thiếu.

chưa được chú trọng và chưa xây dựng được quy trình, quy chế nội bộ về quản lý đầu tư của công ty.

Thủ tục hành chính về cơ chế chính sách, nội dung, quy trình điều hành quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, nhất là thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh, thủ tục đầu tư, thuê đất… đang còn nhiều bất cập.

Chưa có kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn làm công tác đầu tư xây dựng.

Hạn chế trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt nhân sự có trình độ: Hàng năm Công ty thường xuyên tổ chức các đợt tuyển dụng nhân sự lớn để phục vụ cho hoạt động ngày càng mở rộng. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt là nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm và nhân sự quản lý bậc trung liên quan đến ngành xăng dầu là rất hạn chế. Đòi hỏi công ty phải có thời gian đào tạo nghiệp vụ xăng dầu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Thu nhập không cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nên khó thu hút được các lao động có kinh nghiệp thực tế, mà công ty chủ yêu phải đào tạo, dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty còn yếu kém

Theo báo cáo của Phòng Kinh doanh Công ty tháng 11/2011, tính đến thời điểm này, Công ty chiếm khoảng 25% thị phần trên khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và xếp thứ 2 trên thị trường. Để đạt được những kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động marketing của Công ty. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hoạt động đâu tư phát triển marketing của Công ty cũng có nhiều hạn chế, cụ thể là:

Mức độ nhận biết thương hiệu thấp: Do thương hiệu của Petrolimex có thương hiệu lâu đời tại thị trường của Công ty, mức độ nhận biết thương hiệu của Công ty là mới đi vào quảng bá cho nên chưa được sâu rộng đến trực tiếp người tiêu dùng.

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý đầu tư trong giai đoạn vừa qua còn có nhiều thay đổi, một số văn bản còn chồng chéo hoặc chưa rõ ràng, thủ tục hành chính phức tạp. Do vậy, quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với một Công ty Nhà nước như PV OIL Vũng Áng.

Công tác lập dự án đầu tư, đấu thầu, mua sắm trang thiết bị thường chậm. Nhiều khi chính vì vấn đề đó mà gây lãng phí không chỉ về vốn mà còn về thời gian.

Thủ tục đầu tư của nhà nước đối với các doanh nghiệp tương đối phức tạp, thường xuyên thay đổi. Trong những năm gần đây có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý dự án đầu tư, đấu thầu ra đời nhưng cứ vài năm lại thay đổi một lần. Sự thay đổi đó đa phần là mang tính tích cực nhưng bên cạnh đó cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đầu tư của các doanh nghiệp. Nó có thế làm cho các doanh nghiệp chậm tiến độ đầu tư, mất cơ hội đầu tư.

Mặt khác thủ tục để đầu tư CHXD là rất phức tạp và phải qua rất nhiều cơ quan chức năng ban ngành. Có độ trễ rất lớn trong thủ tục xin đầu tư CHXD

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí vũng áng (Trang 74 - 107)