Cây và quả cam Xoàn

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CAM THEO VIETGAP (Trang 47 - 49)

Phân tích đất

Nếu những đánh giá về mặt cảm quan ở trên cho thấy vùng đất trồng có khả năng bị ơ nhiễm bởi những mối nguy thì phải lấy mẫu đất để phân tích. Mẫu phân tích cần phải lấy bằng phương pháp thích hợp, thực hiện bởi người lấy mẫu được chỉ định và gửi phân tích ở những phịng phân tích đủ năng lực và được chỉ định.

Dư lượng của kim loại nặng trong đất phải được so sánh đối chiếu với ngưỡng tối đa cho phép theo QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.

• Biện pháp khắc phục

Trong trường hợp phát hiện thấy mối nguy hố học có thể dẫn tới mức ơ nhiễm khơng thể chấp nhận được thì người sản xuất cần tham khảo mục 3.1 của Sổ tay này để biết các biện pháp khắc phục cần thực hiện hoặc tham vấn ý kiến chun gia.

• Xói mịn và thối hố đất

Khuyến khích nơng dân sử dụng các biện pháp canh tác để giảm thiểu những tác động của việc trồng cây cam tới mơi trường như xói mịn đất hoặc rửa trơi các chất dinh dưỡng, hố chất nơng nghiệp vào các nguồn nước xung quanh sẽ sử dụng. Ví dụ: người sản xuất có thể dùng màng phủ ni lông hoặc các vật liệu hữu cơ để che phủ đất khi canh tác ở vùng đất dốc. Biện pháp khác là trồng những lồi cây chống rửa trơi và cây phủ đất ở những vùng đệm hoặc các khu vực liền kề.

• Kiểm sốt động vật ni trong nhà và chăn thả tại trang trại

Các động vật ni trong nhà hoặc chăn thả ngồi vườn trồng cần được cách ly bằng những vật cản thích hợp để khơng xâm nhập vào khu vực trồng cây ăn quả đặc biệt là những cây ăn quả có tán thấp. Tuyệt đối cách ly gia súc, gia cầm trước thời điểm thu hoạch quả ít nhất 2 tuần.

3.4.2. Kỹ thuật trồng cây cam theo VietGAP

Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng mới cây cam cần được giải phóng trước từ 4 - 6 tháng.

Nếu là đất chu kỳ 2 nên trồng 2 - 3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất, trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

Thời vụ trồng:

Thời vụ thích hợp trồng cây cam ở miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10). Trong điều kiện chủ động được nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.

Thời vụ thích hợp trồng cây cam ở miền Nam Việt Nam vào đầu mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 9).

Đào hố và bón lót: Sau khi đã thiết kế xong tiến hành đào hố và bón lót trước lúc trồng

cây khoảng 1 tháng.

- Lượng phân bón lót (tính cho 1 hố) + Phân chuồng hoai mục: 50 - 60kg + Phân lân Supe: 1 - 2kg

+ Vơi bột: 1kg

+ NPK tổng hợp bón lót: 0,2 - 0,3kg

Lưu ý: Nếu khơng có phân chuồng hoai mục thì có thể sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng bón 0,5 - 1kg/hố/cây.

Trồng cây:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô (xé bỏ túi bầu Polymer); đối với đất bằng đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô từ 3 - 5 cm; đối với đất đồi đặt bầu cây con ngay trên mặt đất. Dùng tay ấn nén đất xung quanh bầu cây tạo sự liên kết giữa đất ở ngoài và bầu cây.

Khi đặt cây phải xoay hướng cành ghép theo hướng chiều gió để tránh gẫy nhánh, cụ thể cắm cọc để giữ cây con khỏi tác hại của gió.

Trồng xong tưới đẫm nước và dùng cỏ mục, rơm rạ khô để tủ gốc.

Một phần của tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CAM THEO VIETGAP (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)