GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2030. VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ CÔNG THƯƠNG ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP VỚI CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.
l LINH CHI
Ngày 27/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2030. Chương trình gồm 3 chương trình thành phần, trong đó có Chương trình phát triển một số ngành cơng nghiệp công nghệ cao do Bộ Cơng Thương chủ trì.
Nhằm cụ thể hố các mục tiêu, nội dung của Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 20/8/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1992/QĐ-BCT phê duyệt khung Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn mới, Chương trình được xác định sẽ tiếp tục kế thừa, phát triển hơn nữa các thành quả khoa học cơng nghệ trước đó, đồng thời triển khai các nhiệm vụ, dự án bám sát vào yêu cầu thực tiễn của ngành Công Thương và đất nước trong bối cảnh tham gia sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chương trình có mục tiêu nghiên cứu, làm chủ, phát triển
công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hình thành, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao và hệ sinh thái doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Theo đó, Chương trình đặt ra các mục tiêu cụ thể gồm:
Thứ nhất, phát triển và làm chủ
một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Thứ hai, thúc đẩy ứng dụng
công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong Danh mục sản phẩm được khuyến khích phát triển, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong đó, tập trung định hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có nhiều ưu thế cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp sinh học, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp điện tử - công nghệ số, công nghiệp chế tạo và tự động hoá. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, triển khai thành cơng ít nhất 30 dự án công nghệ cao ứng dụng trong cơng nghiệp, có tính lan tỏa về mặt khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội.
Thứ ba, góp phần xây dựng và
phát triển công nghiệp công nghệ cao; hình thành hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Về chỉ tiêu đánh giá, Chương trình đặt ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể bao gồm chỉ tiêu về ứng dụng và chỉ tiêu về trình độ khoa học cơng nghệ, sở hữu trí tuệ và đào tạo.