PHÁT HUY HIỆU QUẢ NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu TCCT-So-89_compressed (Trang 67 - 68)

Với vai trò hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu các cấp; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết các cơ sở CNNT phát triển sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, trung tâm ln bám sát tình hình thực tế, các cơ sở CNNT trên địa bàn để triển khai chính sách, đề án khuyến công thiết thực, hiệu quả nhất…

Giai đoạn 2014 - 2020, Trung tâm đã đầu tư khoảng 7 tỷ đồng/năm, (trong đó nguồn kinh phí khuyến cơng quốc gia khoảng 4 tỷ đồng; nguồn kinh phí khuyến cơng địa phương khoảng 3 tỷ đồng) cho nhiều đề án, tiêu biểu như: Hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu của doanh nghiệp;; Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; Tổ chức, tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh; Tổ chức các phiên chợ hàng Việt kết nối cung - cầu về nơng thơn; Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hố…

Đặc biệt năm 2018, Trung tâm được Cục Công Thương địa phương lựa chọn là 1 trong 5 tỉnh của cả nước xây dựng thành công “Đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2018 - 2020 về chế biến lâm sản”. Đây là lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng rất dồi dào tại các huyện miền núi và trung du.

Từ nguồn hỗ trợ kinh phí khuyến cơng quốc gia, các cơ sở CNNT đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ, từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên. Sản phẩm của các doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường xuất khẩu tại các thị trường như Mỹ, EU, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Cùng với nguồn hỗ trợ của Chương trình khuyến cơng địa phương, gần 20 doanh nghiệp đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, điển hình như: Cơng ty TNHH Xun Bình, Cơng ty TNHH Ngơi sao đơ thị,

Công ty TNHH hai thành viên Mai Anh 88, Công ty TNHH sản xuất chế biến lâm sản Hải Oanh, Công ty TNHH chế biến lâm sản và SX đồ gỗ Duy Lợi, Công ty TNHH Đạm Xuân ... Đây là cách làm mới trong công tác khuyến công, đáp ứng nhu cầu của DN và địa phương.

Nhờ có sự hỗ trợ của chương trình khuyến cơng mà nhiều cơ sở CNNT đã chú trọng đầu tư dây chuyền, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, qua đó đã tăng được năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm nhân công lao động, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,... Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Từ đó xây dựng được nhiều mơ hình sản xuất kinh doanh điển hình để giới thiệu và nhân rộng.

Có thể nói, cơng tác khuyến công đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mớin

Tập thể cán bộ, CNVC, NLĐ Trung tâm Khuyến cơng và Tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa

Một phần của tài liệu TCCT-So-89_compressed (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)