vực nghiên cứu
4.1.1. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng điển hình của bệnh loét thân cành là trên cây có các đốm phồng chứa nƣớc, hình trịn hay bầu dục, kích thƣớc khơng đều nhau . Phân ngồi có màu nâu. Về sau xung quanh đốm hình thành các mơ sẹo, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cây bị bệnh nặng thƣờng bị ngừng sinh trƣởng. Năm sau bệnh lại phát triển ra ngồi mơ sẹo, lại hình thành mơ sẹo, cứ nhƣ thể tạo ra các vân vòng đồng tâm, bộ phận bị bệnh cứ lồi lên và đƣợc gọi là khối u.
Hình 4.2. Triệu chứng loét thân Keo tai tƣợng
(Nguồn: Trần Thị Trang)
Cũng có cây khơng hình thành mô sẹo, hoặc khả năng phát triển của bệnh quá nhanh. Đốm bệnh cứ lan rộng dần, trên đốm hình thành cơ quan sinh sản của nấm, tầng vỏ thối rữa. Loại này đƣợc gọi là loét vỏ, các vết loét nối liền nhau tạo ra một vòng quanh cả cành sẽ bị chết khô. Các cây con ở vƣờn ƣơm bị bệnh này thƣờng bị chết hàng loạt.
Các cây lớn cũng bị loét vỏ, do vỏ dày, lúc đầu thƣờng chƣa thể hiện triệu chứng, chỉ sau khi vỏ nứt ra, chảy nhựa, mọc cơ quan sinh sản mới thể hiện triệu chứng rõ rệt.
Những bộ phận nhỏ trên thân, cành bị thối, sau khi thối do mất nƣớc mà lõm xuống, đơi lúc xung quanh vết lt hình thành mơ sẹo lồi lên. Nhƣ vậy, các loại bệnh loét thân cành bao gồm cả các hiện tƣợng chết hoặc thối tầng bẹ của thân cành nhƣ loét vỏ, khô cành, sùi, bƣớu. Bệnh loét thân cành là bệnh khá nguy hiểm, phổ biến, phòng trừ khó khăn.
Vật gây bệnh loét thân cành khá phức tạp, vừa có các nhân tố phi sinh vật, vừa có nhân tố sinh vật. Cũng có trƣờng hợp nhân tố phi sinh vật là điều kiện cần thiết để vật gây bệnh xâm nhiễm, nhƣ trời nóng ẩm dễ bị bệnh khô cành. Tuyệt đại bộ phận vật gây bệnh loét thân, cành là do các lồi nấm, rất ít trƣờng hợp có bệnh do vi khuẩn. Các lồi nấm thƣờng có cả 2 giai đoạn: sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính, chủ yếu là các loài nấm ngành phụ nấm túi và nấm bất toàn. Chúng thƣờng thuộc các chi: bào tử sợi cong (Cytospora), vỏ huyệt (Dothiorella), Chấm to (Macrophona ), chấm nhỏ (Phomopsis ),… cũng có thể gây ra bệnh loét vỏ cây.
Vi khuẩn gây bệnh loét vỏ cây không nhiều, thỉnh thoảng gặp bệnh sùi gốc do Agrobacterium tunefaciens gây ra trên thân và gốc ghép cây.
Bệnh loét thân cành thƣờng có tính chu kỳ, thƣờng có 2 đỉnh phát bệnh ở 2 mùa là mùa xuân và mùa thu, mùa xuân thƣờng cao hơn mùa thu. Nói chung, nhiệt độ và độ ẩm đối với bệnh thân cành thƣờng khá cao. Nhiệt độ cao nhất cho nấm sinh trƣởng thƣờng trên 30°C, thích hợp ở nhiệt độ 25°C. Nấm bệnh chịu đựng đƣợc nhiệt độ cao của mùa hè. Cho nên bệnh nặng nhẹ quyết định chủ yếu là do tình hình sinh trƣởng của cây chủ.
4.1.2. Nguyên nhân gây bệnh loét thân, cành Keo tai tượng
Hình 4.3. Nấm nhiệt thán (Collectotrichum)
1. Lông cứng và đĩa bào tử phân sinh 2. Lông cứng, bào tử và cuống bào tử phân sinh
(Theo Barnett et al.)
Hình 4.4. Nấm nhiệt thán (Collectotrichum gloeosporioides
Penz.) gây bệnh loét cành Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên
Bệnh loét thân, cành là bệnh thƣờng xuất hiện ở vỏ cây, do nấm xâm nhiễm làm cho vỏ cây nứt ra, lồi lên. Trên vết loét thƣờng xuất hiện những chấm nhỏ màu đen. Bệnh loét thân, cành cây Keo tại khu vực nghiên cứu đƣợc xác định là do nấm nhiệt thán (Collectotrichum gloeosporioides Penz.) gây ra.
Bào tử nấm C. gloeosporioides đơn bào, hình trụ, không màu và vách
ngăn sợi nấm. Mỗi bào tử của nấm, ở hai đầu có chứa dạng giọt dầu.
Nấm C. gloeosporioides thuộc chi nấm Nhiệt thán (Collectotrichum), họ nấm Đĩa bào tử (Melanconiaceae), bộ nấm Đĩa bào tử (Melanconiales), lớp nấm Không bào (Coelomycetes), ngành phụ nấm Bất toàn (Deuteromycotina), ngành nấm Thật (Eumycota), giới nấm ( Fungi).