Cầu nguyện cách nào và như thế nào?

Một phần của tài liệu h.luyen-c.kich-dac-sung-va-dsung-mtg (Trang 27 - 30)

Cầu nguyện cách nào?

- Cầu nguyện chung: nhƣ tham dự các giờ thiêng liêng

với cộng đoàn: dâng lễ, chầu phép lành, đọc kinh Phụng vụ, lần hạt… Jean Vanier chia sẻ:

"Cầu nguyện chung là một nguồn lƣơng thực quan trọng. Cộng đoàn cùng chung cầu nguyện sẽ bƣớc vào trong thinh lặng và tôn thờ, đƣợc nối kết với nhau bởi tác động Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đặc biệt lắng nghe tiếng kêu nài từ cộng đoàn. Khi chúng ta cùng cầu xin, Ngƣời sẽ lắng nghe và ban cho ta theo ý nguyện."3

- Cầu nguyện riêng: một mình ta với Chúa.

1

X. JOSEPH GROSS, Làm nữ tu với tất cả tâm hồn, chuyển ngữ Lm.

Phêrô Vũ Văn Tự Chương, nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, tr. 159.

2

Huấn thị Yếu tố cốt yếu trong Giáo Hội về đời sống tu trì. 1983, số 30a.

3

JEAN VANIEER, Thăng tiến cộng đoàn, chuyển ngữ B.H.L.H. Đa Minh

"Khi chúng ta sống trong cộng đoàn với cuộc sống thƣờng nhật đầy bận rộn và khó khăn, chúng ta nhất thiết phải có những giây phút ở một mình để cầu nguyện và gặp gỡ Chúa trong thinh lặng. Nếu không những động cơ hoạt động của chúng ta sẽ trở nên mất hút nhƣ một con gà không đầu."1

- Nguyện tắt: Nhớ Chúa trong khoảnh khắc với lời

nguyện riêng ngắn gọn, hoặc đọc một câu Kinh Thánh, hoặc nâng hồn lên Chúa với tâm tình kính mến, hoặc thờ lạy, hoặc tạ ơn, xin ơn. Có thể thực hiện cách nguyện tắt rất nhiều lần trong ngày sống.

- Khẩu nguyện: Khi cầu nguyện qua việc đọc kinh hoặc

hát thành tiếng gọi là khẩu nguyện.

- Tâm nguyện: Khi thinh lặng nói chuyện với Chúa qua

tƣ tƣởng, lắng nghe bằng tâm trí hay con tim, suy nghĩ, cảm hứng… tất cả vì với tình mến, lịng biết ơn và tôn thờ, "tâm nguyện chủ yếu là thời gian yêu thƣơng dành cho Thiên Chúa cách vô vị lợi"2

.

- Chiêm niệm: Chiêm niệm là hiện diện trƣớc một mầu

nhiệm mà khơng có sự phản tỉnh. Sự phản tỉnh chạm vào tâm trí. Sự chiêm niệm chạm vào "trái tim". Sự phản tỉnh có thể hiện ra rất nhanh chóng, khơng cần một sự chuẩn bị nào. Sự chiêm niệm có thể cũng xảy ra rất nhanh chóng, nhƣng những hình thức nào đó của sự chiêm niệm cần một sự chuẩn bị nhất

1

Sđd., tr. 172.

2

YVES JAUSIONS. Tâm nguyện không biên giới: một khóa học tâm

nguyện, chuyển ngữ nữ tu M. Amé Nguyễn Thị Sang, nhà xuât bản Tơn giáo, 2009, tr. 9.

định. Thí dụ nhƣ cần thời gian để thật sự đi vào một khung cảnh Tin Mừng để làm cho cảnh ấy trở nên sống động. Vào lúc bắt đầu của những sự suy gẫm hoặc chiêm niệm khác nhau, thánh Inhaxiô khuyên chúng ta thực hiện "một sự hình dung tinh thần về nơi chốn". Nếu suy gẫm về sự gì mà khơng thấy rõ đƣợc, nhƣ là tội, chúng ta có thể dùng một hình ảnh biểu tƣợng theo cách nào đó. Nếu nó là thứ thấy đƣợc, nhƣ một cảnh Tin Mừng, chúng ta có thể tƣởng tƣợng địa điểm nơi sự kiện dó diễn ra cũng nhƣ những ngƣời có liên quan.1

Dù chiêm niệm đƣợc hiểu nhƣ một lối sống hay nhƣ một phƣơng pháp chiêm niệm - cầu nguyện, mục tiêu tối hậu của chiêm niệm là sự biến đổi qua trải nghiệm về Thiên Chúa, Cha toàn năng, Đấng yêu thƣơng… Cách chung, chiêm niệm là trải nghiệm về Thiên Chúa, mà trải nghiệm về Thiên Chúa căn bản nhất là trải nghiệm đƣợc yêu thƣơng bằng một tình u vơ biên khơng điều kiện. Joseph Chalmers, Tổng quyền của Dịng Cát Minh, đƣa ra một tiêu chuẩn có thể tạm gọi là định nghĩa về chiêm niệm: chiêm niệm là hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa đến độ có thể nhìn sự kiện, sự vật, con ngƣời… bằng "đôi mắt" của Thiên Chúa và yêu thƣơng bằng "tấm lòng" của Thiên Chúa.

Cầu nguyện như thế nào?

- Cầu nguyện với lòng khao khát Chúa (Ga 7,37; Tv.63). - Cầu nguyện với tâm tình chúc tụng những kỳ cơng của Chúa (Thánh vịnh 136); chúc tụng Lời Chúa và lề luật

1

BILL SCHOCH, SJ., Cầu nguyện và trưởng thành cá nhân. chuyển ngữ

Chúa (Thánh vịnh 119); Chúc tụng Chúa đã khuất phục kẻ thù bằng tình yêu (Thánh vịnh 110).

- Cầu nguyện với lịng ngợi khen tơn vinh Chúa (Lc 10, 21-22)

- Cầu nguyện với tâm tình cảm tạ (Ga 11,41).

- Cầu nguyện với lòng tin yêu:"Xin sẽ đƣợc" (Mt 7,7-11); "Tin sẽ đƣợc" (Mc11,24), "Tin Chúa từ bi nhân hậu" (Thánh vịnh 23).

- Cầu nguyệnvới sự hy vọng và vững tin vào Chúa (TV 126).

- Cầu nguyện với sự kiên nhẫn (Mt 7, 9-10). Trong đau khổ vẫn dâng lời chúc tụng (Thánh vịnh 22).

- Cầu nguyện với lòng thành khẩn xin Chúa thứ tha tội và thƣơng xót (Thánh vịnh 50).

- Cầu nguyện với lòng quảng đại biết tha thứ cho tha nhân (Mt 5,24; 6,14; Mc 11,25; Lc 23. 34).

- Cầu nguyện với lòng khiêm tốn và biết ăn năn (Lc 18, 10-14; Lc 23,41-43).

- Cầu nguyện với lịng phó thác (Lc, 23, 46; Lc 22, 42). - Cầu nguyện với lòng yêu mến thiết tha (Diễm tình ca).

Cầu nguyện nhƣ Chúa đã dạy qua "Kinh Lạy Cha" (Mt 6,7-15).

Một phần của tài liệu h.luyen-c.kich-dac-sung-va-dsung-mtg (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)