của các nội dung RLNVSP
STT Tổng cộng % SV đánh giá về các mức độ Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Chƣa bao giờ Đôi khi Thƣờng xuyên 1 0 57.9 42.1 1,9 39,9 58,2 2 0 21.8 76 1,5 56,8 41,7 3 0 38,5 61.5 6,3 44,7 49 4 1,4 45.2 53.4 11.3 34,5 54,2 5 0 23.1 76.9 0 28 72 6 12.9 65.4 21.7 28,1 51,2 20,7 7 3.6 46.4 50 17.6 31,9 50,5 8 0.9 43.6 55.5 16,9 46,8 36,3 9 8.8 74.2 17.1 26,6 53,2 20,2 10 5.4 62.0 32.6 5,9 55,7 38,4 11 3.6 50.2 46.2 12,8 46,3 40,9 12 1.4 35.7 62.9 16 29,6 54,4 13 1.4 15.9 82.7 0,5 56,2 43,3
Ghi chú: Nội dung bảng 2.3b theo số thứ tự giống như bảng 2.3a.
Qua kết quả khảo sát từ bảng 2.3b được trình bày ở trang 55, về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các nội dung RLNVSP, chúng tôi nhận thấy:
- Hoạt động hướng dẫn soạn giáo án, tổ chức các môn học là hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất về mức rất cần thiết (76.9%) và mức độ thường xuyên (72%). Soạn giáo án là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất trong các hoạt động RLNVSP, đã được SV nhìn nhận tương đối chính xác. Vì hoạt động này là hoạt động được rèn luyện thường xuyên trong các môn học liên quan tới nghề nghiệp, đó là các mơn học phương pháp. Đây cũng là đặc thù của ngành Mầm non là nuôi và dạy trẻ. Để tiết dạy có chất lượng tốt, đương nhiên người giáo viên phải biết các kỹ năng soạn giáo án. SV cho đó là điều không thể thiếu được trong RLNVSP (Không cần thiết: 0%).
- Hoạt động xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho SV cũng được SV đánh giá cao về mức độ cần thiết (57.9%), Rất cần thiết (42.1%), Thực hiện thường xuyên (58%), đứng thứ 2 trong bảng 2.3.
Những số liệu trên cho thấy: SV đã ngày càng hiểu được việc thay đổi phương pháp giảng dạy và học trong trường Đại học là điều cần thiết; cần phải chuyển đổi phương pháp dạy học truyền thống (thầy giảng, đọc trò ghi) sang phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm. Để từ đó kích thích sự tự học, tự nghiên cứu trong SV, thầy chỉ là người tổ chức, dẫn dắt, định hướng. Tuy nhiên, một số SV vẫn cịn ỷ lại, khơng chịu thay đổi nếp nghĩ, cách học, thụ động, lười suy nghĩ,… (chưa bao giờ 1,9%), (đôi khi 39,9%), và không thực hiện phương pháp học tập, nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giảng viên. Ngay cả trong giảng viên của trường cũng còn một số giáo viên chưa thực hiện đổi mới PPDH hoặc có thực hiện cũng còn chưa tốt, chưa đều. Do vậy, việc thay đổi PPDH không phải một sớm, một chiều có thể thực hiện được.
- Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp…) cũng được SV đánh giá cao: mức độ cần thiết (35.7%), rất cần thiết (62.9%), thực hiện thường xuyên (54,4%). Điều này, phản ánh sự nhận thức đúng đắn của SV, cho hoạt động giao tiếp là hoạt động giúp cho họ gần gũi, thấu hiểu đối tượng giáo dục, các kỹ năng chun mơn được nâng cao, từ đó giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn nghề nghiệp đó là sự nghiệp trồng người của mình và họ đã ý
thức được và cố gắng thực hiện thông qua các hoạt động của các môn học, sinh hoạt tập thể, tham quan, ngoại khóa…. Tuy nhiên, cũng cịn SV chưa bao giờ (33%), hay đôi khi (61%), thực hiện vì họ chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giao tiếp ngay trong nhà trường sư phạm. Do đó, hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… cần được quan tâm tới từng SV ngành Giáo dục Mầm non trong tất cả các hoạt động chuyên môn cũng như ngoại khóa của nhà trường.
- Hoạt động rèn kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm, cũng được SV chú ý. SV nhận thức: cần thiết (46,4%), rất cần thiết (50%), thường xuyên thực hiện (50,5%). Hoạt động này được SV cho là quan trọng. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi trẻ em thích bắt chước, nhạy cảm với ngôn ngữ, trẻ đang “học ăn, học nói”. Do đó, giáo viên mầm non phải nắm tốt các kỹ năng nói và phát âm chuẩn để trẻ noi theo. Tuy nhiên, cũng có một số SV cho rằng: là khơng cần thiết (3.6%). Vì họ nghĩ đó là cơng việc của giáo viên tiểu học, với lứa tuổi này thì chưa cần nói đúng vì trẻ cịn nhỏ. Vì vậy, những SV này rất ít tham gia - (36%), rèn luyện kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm.
- Hoạt động rèn kỹ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi, tham gia Hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp lớp, cấp khoa; rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính tương đối thấp (từ 24.5 % đến 42%).
Nguyên nhân, vì đây là những hoạt động trong trường sư phạm, SV không được rèn luyện thường xuyên, trường lại chưa có trường thực hành, nên, SV chỉ được thực hành về kỹ năng tổ chức, các hoạt động chăm sóc trẻ ở các độ tuổi khi đi TTSP, (TT đợt 1 cho SV năm 2: 04 tuần, đợt 2 cho SV năm 3: 06 tuần). Hoạt động thi nghiệp vụ sư phạm cấp lớp, cấp khoa cũng chỉ có 3 lần/khóa. SV khơng được tham gia 100%, chỉ có một số SV tham gia đại diện cho lớp. Hoạt động rèn kỹ năng viết chữ, viết văn bản hành chính chỉ được rèn qua bộ môn Văn học với số tiết khơng nhiều. Do đó, cần phải xây dựng trường thực hành để việc tổ chức, quản lý,… tạo điều kiện cho SV rèn luyện các kỹ năng sư phạm là điều hết sức cần thiết.
2.3.2. Thực trạng trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngành GDMN
Kết quả khảo sát về thực trạng trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục Mầm non, được trình bày ở bảng 2.4 ở trang 58 cho thấy: 2 nhóm kỹ năng: Nhóm kỹ năng thuộc bộ môn TLGD (1, 2, 3, 4, 5); nhóm kỹ năng thuộc bộ môn
chuyên ngành (6, 7, 8, 9, 10), đều được CBQL, giảng viên, giáo viên và SV chấp nhận và đánh giá tốt (TBC = 4.1). Đây là những kỹ năng rất thiết thực cho nghiệp vụ chuyên môn nghề nghiệp mà SV cần phải được rèn luyện trong chương trình đào tạo của trường sư phạm. Ở kỹ năng: Tư thế, tác phong của thầy, cô giáo đều được CBQL, giảng viên, giáo viên và SV đề cao nhất (thứ bậc 1). Vì họ nhận thức được đây là kỹ năng đầu tiên, không thể thiếu đối với ngành sư phạm nói chung và ngành Giáo dục Mầm non nói riêng.
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giảng viên, giáo viên và SV về trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngành GDMN
STT Nội dung
CBQL, giảng
viên, giáo viên SV
SL TBC Thứ bậc SL TBC Thứ bậc 1 Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 44 3.98 5 233 4.12 7
2 Tư thế, tác phong của cô giáo 46 4.28 1 233 4.49 1
3 Quản lý lớp học 44 4.0 4 233 4.24 3 4 Xử lý các tình huống 45 3.87 7 233 3.93 9 5 Giao tiếp, ứng xử 46 3.87 7 233 4.27 2 6 Làm đồ dùng đồ chơi 46 3.91 6 232 4.03 8 7 Hát, múa, vẽ 46 4.09 2 233 4.19 4 8 Nói, đọc kể diễn cảm 46 4.02 3 233 4.15 5
9 Phương pháp tổ chức đi dự giờ 46 4.0 4 233 3.93 9
10 Sử dụng các phương tiện hiện đại 46 4.02 3 233 4.14 6
4.1
Các kỹ năng còn lại, CBQL, giảng viên, giáo viên và SV đánh giá có sự chênh lệch nhưng khơng nhiều, nhìn chung họ đều nhìn nhận đó là những kỹ năng cần thiết, cần phải được hình thành trong quá trình RLNVSP.
2.3.3. Kết quả hoạt động RLNVSP của SV ngành Giáo dục Mầm non
Kết quả khảo sát về kết quả hoạt động RLNVSP được trình bày ở bảng 2.5, (trang 59) cho thấy:
- Đây là kết quả chủ quan mà SV tự đánh giá, SV đã được qua trải nghiệm và thành quả của họ đã được chứng minh. Kết quả các nội dung rèn luyện kỹ năng ở mức chênh lệch khơng đáng kể. Vì SV được rèn luyện kỹ năng trong tất cả các hoạt động của chương trình đào tạo giáo viên mầm non, đặc biệt là các mơn chun ngành. Trong đó, nội dung TTSP tại trường Mầm non, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp,…), thực hành giáo dục - chăm sóc trẻ tại trường Mầm non đạt hiệu quả cao nhất. Đây là những nội dung được SV xác định là chủ yếu, cần thiết cho nghề nghiệp, nên họ cố gắng, nỗ lực để đạt được trong RLNVSP.