- Xác định lực căng ban đầu và lực căng tác dụng lên đai.
2. Nghiên cứu xác định yêu cầu kỹ thuật sản phẩm:
2.3.2.2. Mòn do cào xƣớc bằng nứt tách + Hiện tƣợng.
+ Hiện tƣợng.
Khi một hạt cứng sắc của vật liệu chày trƣợt trên mặt phẳng của bề mặt cam một vật rắn dòn. Khi tải trọng pháp tuyến còn nhỏ, hạt cứng sắc sẽ chỉ gây ra biến dạng dẻo trên mặt vật rắn và mòn xảy ra do biến dạng dẻo. Khi tải trọng pháp tuyến vƣợt quá một giá trị nào đó, mòn do nứt ngang làm tăng đột ngột tốc độ mòn.
+ Cơ chế mòn.
Các vết nứt ngang phát triển từ ứng suất dƣ gây ra khi vật liệu bị biến dạng. Chiều dài lớn nhất của vết nứt vì thế chỉ đƣợc phát hiện khi hạt cứng rút ra khỏi bề mặt. Khi hạt cứng trƣợt trên bề mặt, các vết nứt ngang sẽ phát triển lên phía trên tới bề mặt từ vùng dƣới bề mặt bị biến dạng. Các mảnh mòn đƣợc tách ra dƣới dạng các mảnh đa diện từ vùng giới hạn bởi các đƣờng nứt ngang tới bề mặt trƣợt.
Từ các phân tích trên ta rút ra đƣợc các quy luật của mòn do cào xƣớc bằng nứt tách của bề mặt cam nhƣ sau:
- Bề mặt cam bị biến dạng dẻo trƣớc rồi mới bị mòn do cào xƣớc bằng nứt tách.
- Thể tích vật liệu cam mòn tỷ lệ thuận với tải trọng pháp tuyến.
- Thể tích vật liệu cam mòn tỷ lệ nghịch với độ cứng Kc1/2 và độ dai va đập H5/8 của vật liệu chi tiết cam
Với điều kiện cam làm việc trên máy bán tự động, chuyên dùng với độ chính xác cao, nên có thể coi tải trọng pháp tuyến (lực ép) là hằng số. Vậy để khắc phục và hạn chế hiện mòn hỏng bề mặt cam do mòn do cào xƣớc bằng nứt tách ta chỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới hạn chảy hay độ cứng của vật liệu cam
- Tăng độ bóng, làm giảm các nhấp nhô trên bề mặt làm việc của cam.
- Ưu tiên tăng độ cứng bề mặt của chi tiết cam nhưng không nên cao quá, mà phải đảm bảo độ dẻo, độ dai va đập dưới vùng biến dạng của bề mặt chi tiết cam