Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong doanh

Một phần của tài liệu VĂN hóa DOANH NGHIỆP (full) (Trang 40)

2.1 .Chú trọng xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

2.4. Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong doanh

Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề liên quan mật thiết tới hệ thống quản trị công ty, nên trách nhiệm cuối cùng và quan trọng nhất thuộc về những nhà lãnh đạo. Kinh nghiệm của những doanh nghiệp thành công trên thế giới đã minh chứng cho vấn đề này. Về mặt đối ngoại, nhà lãnh đạo phải xác định chiến lược hoạt động của công ty trên thị trường. Về đối nội, nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đề ra quy định, lề lối làm việc nhằm khuyến khích q trình sáng tạo của nhân viên. Nhà lãnh đạo cũng phải có những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa để phát huy các lợi thế của Văn hóa dân tộc và tiếp thu những giá trị văn hóa học hỏi được từ bên ngồi. Dù trong lĩnh vực nào, nhà lãnh đạo cũng phải là người đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra để làm động lực gắn kết các thành viên trong cơng ty. Đó chính là cơ sở cho một nền Văn hóa doanh nghiệp bền vững.

2.4. Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viêndoanh nghiệp doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp khơng phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải do tập thể người lao động tạo nên. Chính vì vậy, mặc dù nhà lãnh đạo đóng vai trị đầu tàu trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, nhưng q trình này chỉ có thể thành cơng khi có được sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Có nhiều cách để thu hút người lao động quan tâm đến Văn hóa doanh nghiệp, như tổ chức các lớp huấn luyện về Văn hóa doanh nghiệp với mọi thành viên mới của doanh nghiệp, lưu truyền tài liệu về Văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ cơng ty, thường xuyên tuyên truyền về truyền thống của công ty trong nhân viên, trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi mới Văn hóa doanh nghiệp.

người lao động với Văn hóa doanh nghiệp là các cơng ty cần liên kết với nhau khi tuyển dụng nhân lực. Hiện nay, hiện tượng người lao động di chuyển từ công ty này sang công ty khác không phải là hiếm. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, lại không hề yêu cầu bản nhận xét của công ty cũ, nơi người lao động làm việc trước khi nộp đơn vào doanh nghiệp mới, do đó khơng hề biết lý do thật sự làm người lao động bỏ việc nơi đó. Tập quán này có thể làm nảy sinh tâm lý coi thường lãnh đạo cũng như cơng ty nơi mình làm việc ở một số lao động, vì nếu khơng thích thì họ có thể chuyển sang cơng ty khác làm việc mà không bị ảnh hưởng nhiều từ quá khứ của mình. Ở nhiều nước khác trên thế giới, khi đi xin việc, người lao động cần có Chứng chỉ nghề nghiệp và Lý lịch cơng tác, trong đó có nhận xét của mọi cơ quan làm việc cũ. Nếu thủ tục này cũng trở thành phổ biến ở Việt Nam thì sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của người lao động trong cơng việc, góp phần xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh cho cơng ty.

2.5. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài, mỗi doanh nghiệp có một cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Tuy vậy, dù là nền văn hóa của doanh nghiệp nào đi nữa cũng cần có hai đặc điểm sau: đậm đà bản sắc dân tộc, có khả năng thích nghi và hội nhập với mơi trường kinh doanh khu vực và thế giới. Hay nói một cách khác, đó phải là một nền văn hóa vừa có tính bền vững lại vẫn đảm bảo được tính linh hoạt.

Khơng có một cơng thức chung nào cho việc vận dụng các giá trị Văn hóa dân tộc vào từng doanh nghiệp bởi nền văn hóa Việt Nam vốn phong phú và vơ cùng đa dạng, cộng thêm cách nhìn nhận và tiếp cận nền Văn hóa dân tộc khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, để có thể xây dựng

một nền văn hóa bền vững và hướng tới con người trong doanh nghiệp thì khơng thể bỏ qua yếu tố bản sắc Văn hóa dân tộc, vốn là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước (Nghị quyết hội nghị lần thứ V ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII). Có thể nhận dạng một số bản sắc Văn hóa dân tộc trong tính cách con người Việt Nam như: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự chủ tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, khoang dung, trọng tình nghĩa, đức tính cần cù trong lao động...

Đây là một định hướng rất đúng đắn, phù hợp với chiến lược “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng và Nhà nước ta, bởi một trong những biện pháp thiết thực nhất để đưa Nghị quyết TW5 đi vào cuộc sống là mỗi doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển đời sống văn hóa của mình theo tinh thần của Nghị quyết cộng thêm những nét văn hóa đặc trưng riêng mình.

Mặt khác, trong điều kiện mơi trường kinh doanh không ngừng biến động cộng với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ (đặc biệt là cơng nghệ thơng tin) trên thế giới, để có thể thích nghi nhanh chóng và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nền văn hóa khơng chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà còn chứa đựng những yếu tố văn hóa hiện đại. Nói cách khác, đó phải là một nền văn hóa linh hoạt, có khả năng học hỏi và tiếp thu những thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bên ngồi, nhờ đó phát huy được tính sáng tạo của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

2.6. Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Để từng thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu chung của doanh nghiệp thì việc nhắc nhở, nêu gương của người lãnh đạo cũng chỉ là một cách thức. Cách thức khác hiệu quả không kém là gắn

những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu ấy với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong doanh nghiệp. Đó là những yếu tố thuộc bề nổi của Văn hóa doanh nghiệp và rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình của chúng.

Những hoạt động hội hè để tạo thành nét riêng của doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố: thứ nhất, được tổ chức định kỳ và đều đặn hàng năm, hàng quý. với mục tiêu nâng cao tinh thần doanh nghiệp và gây dựng niềm tự hào cho mọi thành viên, thứ hai là độc đáo sáng tạo, khác biệt với doanh nghiệp khác.

Các phong trào chung do các bộ phận ngành tổ chức như: xây dựng nhà tình nghĩa, ni dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng..., các cuộc thi giữa nhiều doanh nghiệp như “Giờ thứ 9”... là dịp để các thành viên trong doanh nghiệp khẳng định mình “Tơi là nhân viên FPT”, “Tơi là thành viên của Petrolimex”... một cách đầy tự hào, cái tôi mà họ thể hiện lúc này cũng chính là cái tơi đại diện cho doanh nghiệp. Có thể nói, tham gia vào các hoạt dộng tập thể với doanh nghiệp khác là cơ hội để các nhân viên cảm nhận được “bầu khơng khí gia đình” trong doanh nghiệp, và cảm thấy gắn bó hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với các cơng việc chung.

Tăng cường đầu tư cho văn hóa là việc làm rất cần thiết không chỉ riêng với những doanh nghiệp lâu năm và đạt được tốc độ phát triển cao. Những quan điểm cho rằng “chỉ nên chú trọng xây dựng văn hóa khi cơng ty đã lớn mạnh, đã ăn nên làm ra” là hoàn tồn phiến diện, coi văn hóa chỉ là thứ trang sức để phô trương. Thực tế đã chứng minh, con người lao động và cống hiến nhiều khi khơng phải vì lợi ích vật chất mà cịn vì những yếu tố tinh thần thơi thúc họ, vì tình cảm gắn bó với cơng ty của mình. Để tạo ra những động lực phi vật chất đó thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải có một nền Văn hóa doanh nghiệp mạnh. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải có ý thức coi đây là những đầu tư cần thiết

cho sự phát triển của doanh nghiệp, không nên chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh. Bởi Văn hóa doanh nghiệp chính là chất keo để gắn kết người lao động với doanh nghiệp, tạo nền móng để doanh nghiệp có thể phát triển lâu bền.

KẾT LUẬN

Qua những nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp và thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong phần trên của khóa luận, có thể thấy việc xây dựng và gìn giữ Văn hố doanh nghiệp ln là đòi hỏi cấp bách và cũng là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng thành cơng Văn hố doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp gìn giữ và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển Văn hố doanh nghiệp quốc gia và nền văn hố chung của dân tộc. Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề mang tầm vóc lớn lao, quyết định sự trường tồn phát triển của doanh nghiệp, bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải có cách hiểu đúng đắn tổng thể về Văn hoá doanh nghiệp và các bước cơ bản để xây dựng nó. Xây dựng Văn hố doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mong muốn mà nó địi hỏi sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực của tất cả các thành viên, sự kiên định bền bỉ của toàn thể doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải khơng ít thách thức. Truyền thống Văn hóa Việt nam là càng khó khăn càng vững vàng, càng gắn kết và mãnh liệt vươn lên. Phát huy truyền thống của dân tộc, các tổ chức của Đảng, Nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt nam quyết tâm cùng nhau xây dựng Văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc riêng, tạo vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt Nam, để chúng ta vừa linh hoạt hội nhập với thương trường quốc tế nhưng đồng thời ln giữ vững được tinh hoa văn hóa của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hồng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài NCKH cấp

Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

2. TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn - Một giá trị văn hóa doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Đăng Doanh (2003), Doanh nhân mới ở Việt Nam - kết quả và thách

thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Tường Lan (2006), Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài NCKH cấp Trường, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

6. PGS.TS. Dương Thị Liễu (2008), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. GS. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hóa và kinh doanh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung (2004), Thương hiệu với nhà

quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Vũ Quốc Tuấn (2006), Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.TS. Phan Quốc Việt, Ths. Nguyễn Huy Hoàng (2005), Xây dựng Văn hóa

11.GS. Tasuku Noguchi (1998), Sự phát triển của Châu á và những vấn đề cơ

bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị hiệp hội kinh doanh học

quốc tế Đông Á tại Hà Nội.

Các website www.vhdn.com.vn www.doanhnhan360.com www.tchdkh.org.vn www.thesaigontimes.vn www.vnexpress.net www.laodong.com.vn www.e-info.com.vn https://1office.vn/van-hoa-doanh-nghiep-bi-anh-huong-boi-cac-yeu-to-nao/ https://hro.vn/blog/thuc-trang-van-hoa-doanh-nghiep-o-viet-nam.html

NHẬN XÉT TIỂU LUẬN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................

................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất Cán bộ chấm thi thứ hai (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu VĂN hóa DOANH NGHIỆP (full) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w