Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu VĂN hóa DOANH NGHIỆP (full) (Trang 31)

thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục được những hạn chế còn tồn tại? Chương 3 của Tiểu luận sẽ nêu ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong hoạt động văn hóa doanh nghiệptại Việt Nam. tại Việt Nam.

3.1. Kết quả đạt được.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp cịn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên. Bởi vậy,

đối tác khi quan hệ thì ngồi việc quan tâm tới lợi nhuận của cơng ty họ cịn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó.

Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều lợi thế để có thể xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Văn hóa dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay luôn giữ vững các đặc điểm nổi bật sau: cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu hịa bình, ln hướng tới sự hịa hợp, có tinh thần cầu tiến cầu thực, có ý chí phấn đấu, tự cường tự lực để vươn lên. Nó là những ưu điểm mà văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải phát huy triệt để trong doanh nghiệp, thúc đẩy năng lực và năng suất làm việc của nhân viên.

3.2. Những tồn tại.

Tuy nhiên, nhìn chung, văn hóa cơng sở và văn hóa doanh nghiệp ở nước ta vẫn cịn có những tồn tại nhất định.

Khơng ít doanh nghiệp xây dựng văn hóa nhưng phần lớn mới dừng lại ở bề nổi, phong trào, nghi lễ còn phần chìm, cốt lõi quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp như thái độ, trách nhiệm, niềm tin, tiêu chuẩn chưa thực hiện được bài bản, rõ ràng.

Thêm vào đó, người Việt cịn bị tư tưởng ngại thay đổi, không dám đổi mới, vượt ra khỏi “vùng an toàn” để đạt được sự phát triển cao hơn, còn cổ hủ trong việc tơn sùng kinh nghiệm và thói quen thủ cựu. Nó sẽ làm ảnh hưởng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, cản trở doanh nghiệp hội nhập và thích nghi với mơi trường kinh doanh tồn cầu. Doanh nghiệp khó có thể đột phá, phát triển kinh tế và vị trí doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày một sâu rộng, Việt Nam cần chú trọng xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp đặt chữ tín làm tơn chỉ, giữ gìn uy tín, thương hiệu của mình, tơn trọng và ứng xử có trách nhiệm với khách hàng, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững.

Thực tế, trên thế giới đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp đề cao những tiêu chí như vậy. Điển hình như mới đây, hãng Samsung Hàn Quốc cũng cho thu hồi tất cả sản phẩm thuộc dòng điện thoại di động Samsung Galaxy Note 7 trên tồn cầu vì lỗi gây nguy hiểm cho người sử dụng… Họ đã coi phát triển bền vững, ứng xử văn minh với người tiêu dùng không chỉ là nguyên tắc hành động, triết lý kinh doanh mà còn là yếu tố quyết định thành bại trên thương trường, tất cả đều xuất phát từ một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, vì lợi ích nhân sinh xã hội, tạo thành một bản sắc văn hóa đặc thù không những khiến khách hàng tin tưởng mà cịn tự làm mình nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác.

Ở các nước lớn trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp vơ cùng được coi trọng, bởi nó đại diện cho những ứng xử của doanh nghiệp đối với thế giới bên ngồi. Xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh khơng chỉ làm cho nền kinh tế Việt Nam mang một bản sắc riêng, không lẫn với bất kỳ quốc gia nào mà còn giúp cho các doanh nghiệp của chúng ta đứng vững và hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế trên toàn cầu.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Từ việc tìm hiểu và phân tích về Văn hóa doanh nghiệp, có thể thấy việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển đúng đắn và bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ở mỗi doanh nghiệp đều hình thành một linh hồn, một phong cách đặc trưng tức là một nền Văn hóa doanh nghiệp riêng, cho dù các thành viên có nhận ra được hay khơng. Nền văn hóa này xuất phát từ lịch sử hình thành, phong cách quản lý và tính chất cơng việc của doanh nghiệp đó. Nếu người lãnh đạo và các thành viên có ý thức xây dựng thì nền văn hóa đó sẽ là động lực phát triển của cơng ty. Cịn nếu để Văn hóa doanh nghiệp hình thành tự

phát mà khơng có sự điều chỉnh, khơng loại trừ khả năng nền Văn hóa đó tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Sự hình thành và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng to lớn của môi trường nội bộ và môi trường xung quanh của chính doanh nghiệp đó. Trong mơi trường kinh doanh, sự quản lý của Nhà nước đóng một vai trị cực kỳ to lớn. Vì vậy muốn xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, trước hết chúng ta cần bàn đến vai trò của Nhà nước.

1. Giải pháp từ phía Nhà nước

1.1. Tạo mơi trường pháp lý thuận lợi và cơng bằng cho các doanh nghiệp

Có thể nói đây là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều nhận xét, Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển như: thói quen “đi cửa sau”, giải quyết mọi cơng việc bằng quan hệ chứ không dựa trên hiệu quả công việc... Những hạn chế này bắt nguồn từ chính sự bất cập trong quản lý của Nhà nước. Như đã phân tích ở chương 1, Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh, đồng thời nằm trong Văn hóa dân tộc nên nó chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của Văn hóa dân tộc và mơi trường kinh doanh. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mơi trường kinh doanh ở Việt Nam cịn ở mức kém cỏi.

Chúng ta có thể thấy, mặc dù đã có những cố gắng đáng kể trong thời gian gần đây, các chỉ số cạnh tranh của Việt Nam còn ở mức thấp, đặc biệt chất lượng môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa cao. Trong khi đó sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh do Nhà nước tạo nên.

Nhà nước

Một vấn đề bất cập trong các cơ quan cũng như doanh nghiệp Nhà nước hiện nay chính là khâu quản lý nhân sự. Từ việc tuyển người đến bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo điều chưa có những tiêu chí cơng khai, thống nhất. Báo chí đã nói nhiều về tệ nạn chạy quan, chạy chức, hối lộ, đút lót. Chính vì vậy, nảy sinh tình trạng những người yếu kém về năng lực, tư cách đạo đức lại được bổ nhiệm nắm những chức vụ quan trọng, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, mà vụ án Bùi Tiến Dũng là một trường hợp điển hình. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có các chính sách rõ ràng trong việc quản lý cán bộ, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cấp lãnh đạo, thưởng phạt nghiêm minh, tránh để tình trạng như hiện nay là “Trở thành giám đốc doanh nghiệp Nhà nước rất khó (vì phải chạy chọt lo lót, cạnh tranh nhiều), nhưng làm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước lại rất dễ (vì khơng phải chịu trách nhiệm cụ thể)”. Cần bắt buộc các cơ quan Nhà nước tổ chức thi tuyển nhân sự công khai, trong Hội đồng tuyển người cần mời những người có chun mơn bên ngồi tham dự, để tránh tình trạng thi tuyển hình thức. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân sự các cấp trong cơ quan, cải tiến được chất lượng Văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là bước khởi điểm để tạo nên môi trường kinh doanh trong sạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

1.3. Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp

Cho đến nay, hiện tượng nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp cịn rất phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tun truyền về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp. Nói cách khác, cần tạo ra một cuộc đổi mới tư duy kinh tế tại Việt Nam. Trong công cuộc này, các phương tiện thơng tin đại chúng đóng một vai trị quan trọng, sự xuất hiện thường xun của các bài báo, cơng trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về các khía cạnh của Văn hóa doanh nghiệp sẽ

giúp nâng cao trình độ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này. Để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng Văn hóa doanh nghiệp thì Nhà nước đóng một vai trị hết sức quan trọng. Hiện nay, Nghị quyết TW5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đang đi dần vào cuộc sống, trong khi đó văn hóa của một doanh nghiệp thực chất có thể coi là nền văn hóa xã hội thu nhỏ. Vì vậy, chú trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là chú trọng xây dựng và củng cố Văn hóa xã hội. Những biện pháp khuyến khích của Nhà nước sẽ là một lực đẩy rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

1.4. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lý cịn thấp thì các nhà tư vấn chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trị của Văn hóa doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng nền Văn hóa doanh nghiệp bản sắc của riêng mình. Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm tư vấn về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, pháp luật. nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt trong tư vấn rất ít đề cập đến vấn đề Văn hóa doanh nghiệp. Thêm vào đó, hiện nay hoạt động tư vấn tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, khơng có định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản... nên hiệu quả hoạt động cịn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng. Bước đầu, các tổ chức như VCCI, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam. có thể đứng ra tổ chức một số Trung tâm tư vấn quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, từ đó nhân rộng mơ hình này ra. Để làm được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn.) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi,

nâng cao trình độ.

2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp

2.1. Chú trọng xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi chính là bộ phận quan trọng nhất của Văn hóa doanh nghiệp, nó là nguồn gốc căn bản để doanh nghiệp xây dựng nên triết lý kinh doanh của riêng mình. Nhìn từ khía cạnh nào đó, đơi lúc triết lý kinh doanh chính là giá trị cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp. Trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhiều công ty đã thành công với những triết lý kinh doanh nổi tiếng như Sony với “Ln tìm kiếm những điều mới lạ thơng qua tiến bộ kỹ thuật”, Prudential với “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, Trung Nguyên với “Khởi nguồn cho mọi sáng tạo”. Thế nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi triết lý kinh doanh đơn giản chỉ là những câu khẩu hiệu mà doanh nghiệp vẫn đem ra hơ hào sng mà thơi. Chẳng hạn, đó là những câu khẩu hiệu trong các chương trình quảng cáo, triển lãm... như “Chất lượng là trên hết”, “Khách hàng là thượng đế”... Thậm chí, khơng ít doanh nghiệp khi được hỏi đến thì khơng biết triết lý kinh doanh là gì. Thêm vào đó, thứ triết lý kinh doanh tiêu cực lại phổ biến trong xã hội với những phương châm như “Đầu tiên là tiền đâu”, “Bên B là chùm khế ngọt” hay “Không thầy (quan chức đỡ đầu) đố mày làm nên”.

Muốn có một triết lý kinh doanh có giá trị, được coi là phần hồn của Văn hóa doanh nghiệp, thường người lãnh đạo phải mất một, hai chục năm lăn lộn trong thương trường. Mặt khác, triết lý kinh doanh phải có tính kế thừa, tức là giữa người sáng lập và những người kế nhiệm phải có sự tiếp nối về lý tưởng, kinh nghiệm và suy nghĩ. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể là cơng cụ tốt nhất để thống nhất hoạt động của mọi thành viên trong sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị. Triết lý cung cấp một tiêu chuẩn giải đáp các vấn đề, trình bày một cách cụ thể và minh bạch cái gì là quan trọng, cái gì là khơng, đem lại

hiệu quả trong việc kế hoạch hóa và việc phối hợp giữa những người thuộc cùng một nền văn hóa. Nó phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, hình ảnh này thậm chí có thể ảnh hưởng tới hình ảnh mà cá nhân thành viên doanh nghiệp xây dựng về bản thân mình.

2.2. Xây dựng một mơ hình Văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Như đã bàn đến trong các phần trước, ngay khi doanh nghiệp thành lập là đã hình thành Văn hóa doanh nghiệp, dù các thành viên doanh nghiệp có ý thức được hay khơng. Tuy nhiên, một nền Văn hóa doanh nghiệp hình thành tự phát có thể tiềm ẩn những yếu tố đe dọa sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tự mình nghiên cứu, đề ra một mơ hình Văn hóa doanh nghiệp tiên tiến và phù hợp để có thể gắn kết được mọi thành viên trong doanh nghiệp và làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khơng có một mơ hình Văn hóa doanh nghiệp tối ưu dành cho tất cả, tuy nhiên nhìn chung một nền Văn hóa doanh nghiệp tiên tiến phải đạt được những yêu cầu sau:

Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy, một trong những bí quyết thành cơng chính là định hướng phát triển hướng về con người. Tuy nhiên, tính chất này khơng phải là mặt mạnh trong Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Do văn hóa truyền thống của Việt Nam khơng đề cao vai trị của từng cá nhân mà chỉ chú trọng đến tập thể và công việc chung, nên điều này cũng được phản ánh rõ rệt trong Văn hóa doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù hoạt động Cơng đồn khá mạnh nhưng do cơ chế kinh tế chỉ huy, các hoạt động hướng tới người lao động cịn mang tính phong trào, ít cụ thể, khơng thu hút được người lao động. Khía cạnh này trong các doanh nghiệp tư nhân cịn mờ nhạt hơn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn khơng thành lập cả tổ chức Cơng đồn,

nên quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường, tình trạng các doanh nghiệp chạy theo năng suất, ép buộc người lao động tăng ca, tăng giờ làm, ảnh hưởng đến sức khỏe ngày càng phổ biến. Ngay cả trong các doanh nghiệp Nhà nước, sức ép thành tích cũng buộc người lao động

Một phần của tài liệu VĂN hóa DOANH NGHIỆP (full) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w