Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng
2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu
Để đề tài nghiên cứu khoa học tăng độ giá trị, phải thu thập thơng tin định tính – sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn và thông tin định lượng - thu thập được từ điều tra bằng bảng hỏi. Các phương pháp định lượng giúp xem xét vấn đề trên diện rộng và tăng tính đại diện cho kết quả nghiên cứu. Trong khi đó, các phương pháp định tính giúp chúng ta hiểu bản chất sâu xa của vấn đề và lý giải nó. Trước hết, tơi phát phiếu hỏi đến 100 GVMN ở 20 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Phước (4 trường đạt chuẩn, 6 trường chưa đạt chuẩn được phân bố ở 2 thị xã và 3 huyện) và TP HCM (5 trường đạt chuẩn, 5 trường chưa đạt chuẩn được phân bố ở 4 quận nội thành, 1 quận vùng ven và 1 huyện ngoại thành). Tiếp đến, tôi tiến hành quan sát tự nhiên thực tế dạy học 5 GVMN và phỏng vấn sâu: 6 GVMN, 4 hiệu phó chun mơn, 4 cán bộ Phòng GDMN, 2 giảng viên trường sư phạm và 2 chuyên gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Bảng hỏi 100 giáo viên mầm non
Phỏng vấn giáo viên 6 giáo viên mầm non
Phỏng vấn ban giám hiệu 4 hiệu phó chun mơn
Phỏng vấn cán bộ phòng GDMN 4 cán bộ
Phỏng vấn giảng viên 2 giảng viên trường sư phạm
Phỏng vấn chuyên gia 2 chuyên gia
Quan sát thực tế dạy học 5 lớp
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thực hiện trên 100 GVMN của 20 trường mầm non thuộc địa bàn TP HCM (Quận 1, 3, 5, Tân Bình, Bình Tân, huyện Nhà Bè) và tỉnh Bình Phước (thị xã Đồng Xồi, thị xã Bình Long; huyện Đồng Phú, Bù Gia Mập, Bù Đốp). Số lượng bảng hỏi được phân bổ theo tỉ lệ 2.0-1.5-1.0-0.5 dựa trên độ tuổi của nhóm, lớp. Mục
tiêu sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức và đánh giá của GVMN về cách tiếp cận tích hợp; những thành cơng và khó khăn của giáo viên trong việc hiểu và thực thi tích hợp ở bậc học mầm non và những đề xuất để nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. Bên cạnh những hạn chế (độ sâu của dữ liệu thu thập, liên hệ với người trả lời khi cần thiết gặp khó khăn…) – được bổ sung bằng công cụ nghiên cứu thứ hai, lợi thế trong việc sử dụng bảng câu hỏi là điều tra trên diện rộng với số lượng lớn khách thể (GVMN) điều tra, đó là lý do tơi chọn phương pháp này thay vì phỏng vấn tất cả khách thể trên địa bàn điều tra. Đề tài nghiên cứu phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định trong khóa học, do đó thời gian là yếu tố quan trọng để tơi có thể sắp xếp các buổi phỏng vấn với số lượng lớn giáo viên tại thời điểm thuận lợi cho cả hai bên. Trong khi sử dụng bảng câu hỏi đem lại nhiều thông tin và giúp tơi hình thành nhận thức tổng thể của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. Để thực hiện được những điều đó cần thực hiện các bước: thiết kế bảng hỏi, là hoạt động khó khăn đối với tơi - người nghiên cứu mới; phát phiếu hỏi - trước hết phát phiếu đến một mẫu nhỏ (1 trường mầm non), thu phiếu, đọc kết quả và có thể điều chỉnh câu hỏi hoặc nội dung câu hỏi cho phù hợp hơn, sau đó phát bảng hỏi trên diện rộng; tổng hợp kết quả điều tra và trên cơ sở đó phân tích, thảo luận kết quả thu được. Bảng hỏi gồm 2 phần: phần 1 là những thông tin cá nhân; phần 2 gồm 10 câu hỏi khảo sát trong đó câu 1 tìm hiểu xem GVMN có tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, câu 3 GVMN đánh giá mức độ cần thiết của tích hợp trong chương trình GDMN; câu 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 thể hiện hiểu biết và đánh giá của giáo viên về tích hợp, tích hợp trong GDMN; câu 10 là một số đề xuất nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp trong GDMN. Mẫu bảng câu hỏi xem Phụ lục 1.
Phương pháp phỏng vấn
Cùng với điều tra bằng bảng hỏi, tôi tiến hành phỏng vấn sâu: 6 GVMN, 4 hiệu phó chn mơn, 4 cán bộ Phòng mầm non, 2 giảng viên trường sư phạm trên 2 địa bàn điều tra để có thơng tin sâu từ những người tham gia phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu. Tất cả các cuộc phỏng vấn diễn ra được sắp xếp chỉ có người phỏng vấn và người được phỏng vấn trong đó GVMN được phỏng vấn không phải là những người đã trả lời bảng câu hỏi và được giới thiệu bởi ban giám hiệu của trường, theo đánh giá của ban
giám hiệu thì họ là những người đi đầu trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm thực hiện những chuyên đề mới của trường / phòng giáo dục - thường là giáo viên giỏi các cấp; hiệu phó chun mơn có 1 người khơng nằm trong những trường được chọn phát phiếu hỏi và 3 người thuộc những trường có sử dụng bảng hỏi cho giáo viên. Một thuận lợi cho tôi là các cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 1 tháng do đó có thời gian cho tơi kiểm tra độ sâu của dữ liệu thu thập để điều chỉnh khi cần thiết. Sau khi có kết quả sơ bộ đánh giá thực trạng, tôi tiến hành phỏng vấn 2 chuyên gia trên địa bàn TP HCM, trước hết để tìm hiểu cách nhìn nhận của họ về tích hợp, họ đánh giá GVMN hiểu và làm tích hợp như thế nào và ý kiến của họ về một số kết quả thu thập được từ bảng hỏi, phỏng vấn sâu cũng như quan sát thực tế dạy học của GVMN. Chính vì thế lựa chọn phương pháp phỏng vấn là công cụ nghiên cứu chắc chắn đem lại nhiều thông tin sâu và hỗ trợ rất nhiều trong q trình phân tích kết quả nghiên cứu. Mẫu phỏng vấn xem Phụ lục 2.
Phương pháp quan sát
Bên cạnh điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, tôi lựa chọn công cụ nghiên cứu thứ ba là quan sát thực tế dạy học của 5 GVMN trên 5 lớp (1 nhà trẻ, 1 mầm, 1 chồi, 2 lá). Quá trình quan sát được ghi lại bằng thiết bị ghi hình và ghi chép xem trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ GVMN có tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp khơng, nếu có thì tổ chức như thế nào? Trong 5 trường hợp quan sát có 4 trường hợp tôi quan sát được sự cho phép của ban giám hiệu và không nằm trong những trường hợp trả lời bảng hỏi cũng như phỏng vấn, một trường hợp sau quan sát thực tế dạy học tơi liên hệ để phỏng vấn, do đó có một trường hợp vừa là đối tượng phỏng vấn vừa là đối tượng quan sát. Phương pháp quan sát giúp tơi phân tích, chứng minh thực tế dạy học của GVMN có như những gì họ nhận thức và trong thực tế họ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. Mẫu quan sát xem phụ lục 3.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 16.0 - công ty IBM (International Business Machines Corporation) - Hoa Kỳ, tôi sẽ xử lý số liệu thu thập được từ phiếu hỏi, từ đó phân tích kết quả số liệu và đưa ra nhận xét.