Một số thông tin của GVMN trên hai địa bàn điều tra

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 36 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Kết quả tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp

2.3.1. Một số thông tin của GVMN trên hai địa bàn điều tra

Bảng 2.2. Thông tin của GVMN trên 2 địa bàn điều tra

Thông tin Địa bàn TP HCM % Tỉnh BP % Tổng % Loại hình trường Công lập 64.0 100.0 82.0

Tư thục 36.0 .0 18.0 Khu vực

Nội thành (nội thị) 62.0 50.0 56.0 Ngoại thành 38.0 .0 19.0 Nông thôn, vùng sâu vùng xa .0 50.0 25.0 Lớp Cơm thường 12.0 12.0 12.0 Mầm 22.0 22.0 22.0 Chồi 32.0 36.0 34.0 Lá 34.0 30.0 32.0 Trình độ chuyên môn Trung cấp 26.0 8.0 17.0 Cao đẳng 28.0 54.0 41.0 Đại học 46.0 38.0 42.0 Sau đại học .0 .0 .0 Khác .0 .0 .0 Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 36.0 38.0 37.0 5 – 10 năm 40.0 30.0 35.0 10 - 15 năm 12.0 14.0 13.0 trên 15 năm 12.0 18.0 15.0 Chương trình đang thực hiện GDMN đổi mới (1998 - có 10 chủ điểm) .0 .0 .0 GDMN mới (2009 - chương trình khung) 100.0 100.0 100.0 N=100

Trong mẫu khảo sát (bảng 2.2), 82% GVMN đang làm việc tại trường mầm non công lập (32% TP HCM, 50% tỉnh Bình Phước) và 18% trường tư thục (TP HCM). TP HCM đa dạng loại hình trường mầm non từ nhóm trẻ gia đình, tư thục, dân lập đến

công lập nhưng nghiên cứu tập trung khảo sát GVMN làm việc tại trường mầm non công lập và một số ít làm việc tại trường tư thục. Mặc dù đa dạng về loại hình nhưng trường mầm non cơng lập vẫn là loại hình chiếm tỷ lệ cao trên địa bàn TP HCM và là loại hình chủ yếu tại các tỉnh thành trên cả nước bên cạnh các trường mầm non tư thục vẫn tồn tại nhưng chiếm tỉ lệ không cao. Theo báo cáo Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (16/09/2014) [59], Trường mầm non cơng lập hiện có là 12.400 trường, chiếm đến 87,8% tổng số trường; loại hình dân lập

và tư thục chỉ có trên 1.700 trường, chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 12,2%”. Thêm vào đó,

GVMN trường cơng lập chất lượng và giàu kinh nghiệm hơn GVMN trường tư thục”

[45, p.217] là kết luận trong nghiên cứu của Obiozor và cộng sự. Do đó, người nghiên cứu chọn mẫu nghiên cứu với loại hình cơng lập và tư thục với tỷ lệ GVMN làm việc trong trường mầm non công lập cao hơn trường tư thục.

Biểu đồ 2.1. Trình độ chun mơn Biểu đồ 2.2. Thâm niên

Nghiên cứu này thực hiện trên 2 địa bàn điều tra trong đó 56% GVMN thuộc khu vực nội thành (31% TP HCM, 25% nội thị tỉnh Bình Phước), 19% thuộc ngoại thành TP HCM và 25% làm việc trong khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Phước (bảng 2.2). Trường mầm non được trải đều khắp cả nước từ những vùng khó khăn đến những nơi đơ thị, vì vậy mẫu đại diện trong nghiên cứu không chỉ nội thành mà ngoại thành TP HCM, khơng chỉ thị xã mà cịn những khu vực nơng thôn, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Phước. Tỉ lệ bảng hỏi thu được theo nhóm / lớp tương đối - chưa đạt mục tiêu người nghiên cứu đề ra – với 12% giáo viên lớp Cơm thường (25 – 36 tháng),

22% lớp Mầm (3 – 4 tuổi), 34% lớp Chồi (4 – 5 tuổi) và 32% lớp Lá (5 – 6 tuổi). Trong thực tế, mơ hình chung cho giáo viên cả nước khi tiếp cận vấn đề mới – tích hợp – mỗi trường lựa chọn khối trưởng / giáo viên đi tham dự các buổi tập huấn, hội thảo sau đó trở về cơ sở tổ chức chuyên đề cho giáo viên trong trường học tập. Hơn nữa, hầu hết các trường mầm non trên cả nước khi thực hiện đổi mới, trẻ lớp Lá luôn là lứa tuổi được lựa chọn thử nghiệm, thực hiện trước tiên, sau đến các lớp còn lại. Người nghiên cứu lựa chọn mẫu tập trung GVMN làm việc với trẻ lớn (4 - 6 tuổi) chiếm tỷ lệ tương đối cao (66%) bởi họ thường được ưu tiên tổ chức chuyên đề mới cho cơ sở, do đó, khi họ có hiểu biết, cách nhìn nhận đúng về tích hợp chắc chắn giáo viên trong trường sẽ được học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Mẫu nghiên cứu với tỷ lệ GVMN có trình độ đại học (42%), cao đẳng (41%) và trung cấp (17%), trong đó tỉnh Bình Phước trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao; TP HCM với trình độ trung cấp, cao đẳng tương đương, trình độ đại học chiếm 23% dân số trong mẫu nghiên cứu (biểu đồ 2.1). Trong Điều lệ trường mầm non, điều 38 [5, tr.24] nêu rõ “Trình độ chuẩn được đào tạo của GVMN là có bằng tốt nghiệp trung

cấp sư phạm mầm non”. Thêm vào đó, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhận định “Trên

94% GVMN trong cả nước đạt và trên chuẩn…”. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nhận

thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp với mẫu có trình độ trên chuẩn cao (83%), kết quả chắc chắn mang tính đại diện và khách quan cao.

Hơn nữa, với đội ngũ giáo viên trẻ trong nghề chiếm tỉ lệ cao, 37% dưới 5 năm, 35% 5 – 10 năm, 13% 10 – 15 năm và 15% GVMN trên 15 năm kinh nghiệm hứa hẹn có hiểu biết nhất định về tích hợp bởi chương trình với cách tiếp cận tích hợp đã thực thi 16 năm (1998 – 2014). Đội ngũ giáo viên trẻ (72% dưới 10 năm) có lợi thế vì họ được tiếp cận tích hợp ở trường sư phạm, làm việc trong giai đoạn chương trình tích hợp đang thực thi (85% dưới 15 năm) và khơng gặp trở ngại bởi thói quen với những phương pháp dạy học truyền thống. Dân số mẫu về thâm niên công tác tương đối trên 2 địa bàn điều tra (biểu đồ 2.2). 100% GVMN trong mẫu khảo sát trên 2 địa bàn xác định đang thực hiện chương trình GDMN mới (2009 – chương trình khung) do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên cả nước.

Tóm lại, mẫu nghiên cứu được phân bố tại một số trường mầm non công lập và tư thục thuộc khu vực nội thành, ngoại thành TP HCM; nội thị, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Phước cùng với đội ngũ giáo viên trẻ và trình độ chun mơn trên chuẩn cao, người nghiên cứu nhận định kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và đại diện cao. Để đánh giá thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp, người nghiên cứu trả lời câu hỏi: GVMN đang hiểu cách tiếp cận tích hợp như thế nào và vì sao họ lại hiểu như vậy. Nội dung tiếp theo trả lời cho những câu hỏi này.

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)