CHƯƠNG III : CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN
2. Dẫn đường thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc
Tháng 9 năm 1939, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tháng 11 năm ấy, Hội nghị lần thứ VI (khóa D) của Trung ương đã họp và khẳng định
“bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương khơng cịn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả sách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng độc lập”. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc, chống phát xít, đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập tự do hoàn tồn cho các dân tộc Đơng Dương.
Ngày 27-9-1940, phát xít Nhật tràn vào Lạng Sơn đánh Pháp. Nhân lúc Pháp bại trận, Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra. Tuy chưa thắng lợi, nhưng nó đã báo hiệu về thời cơ khởi nghĩa giành độc lập sẽ đến. Hội nghị Trung ương lần thứ VII (tháng 11-1940) đã khẳng định, nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng là phải chuẩn bị để lãnh đạo cuộc “võ trang bạo động giành lấy quyền tự do, độc lập”.
Chỉ trong vòng 5 tháng, từ cuối tháng 9 năm 1940 đến giữa tháng 1 năm 1941, ba cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra: Bắc Sơn 27-9-1940, Nam Kỳ 23-11-1940 và binh biến Đô Lương (Nghệ An) 13-1-1941. Ba cuộc nổi dậy diễn ra ở cả ba miền “báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh võ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Từ những nửa cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc trên thế giới cũng như ở nước ta đã diễn ra sơi nổi với nhiều hình thức phong phú, thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Đặc điểm tình hình ấy đã tạo ra sự gặp gỡ giữa đường lối chiến lược đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh cơng nơng, trí thức mà Hồ Chí Minh đã vạch ra trong Cương lĩnh đầu tiên với đường lối của Đại hội VII Quốc tế cộng sản (1935) và chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI, lần thứ VII (1940).
Song, chỉ đến khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng thì đường lối cách mạng do Người vạch ra mới được cụ thể hoá trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII họp ở khu rừng Pác Bó, Cao Bằng (5-1941).
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII do Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì đã chủ trương “Trong lúc này khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ác của giặc Pháp Nhật”. “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử. Tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước thống nhất lực lượng đánh đuổi Pháp - Nhật đề ra vào ngày 6- 6 1941, Hồ Chí Minh viết: trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nịi ra khỏi nước sơi lửa bỏng”.
Nhằm phát huy sức mạnh của các dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập ở Việt Nam một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, viết tắt là Việt Minh. Đối với Lào, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh và ở Cao Miên thành lập Mặt trận Cao
Miên độc lập đồng minh. Đảng cịn chủ trương sau khi giành được chính quyền, mỗi nước sẽ thành lập Nhà nước riêng của mình. Đối với nước ta, Hội nghị chủ trương thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ, lấy cờ đỏ có ngơi sao vàng năm cánh ở giữa làm quốc kỳ. Về lực lượng cách mạng. Hội nghị chỉ rõ “Chính là nhận dân Đông Dương, không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật cũng không phải riêng của giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của tồn thể nhân dân Đơng Dương”.
Để đoàn kết toàn dân một cách rộng rãi, thực hiện chủ trương cứu nước do Hội nghị Trung ương lần thứ VIII vạch ra, trong chương trình hoạt động của mình, Việt minh đã đề ra những chính sách cụ thể. Đối với các tầng lớp nhân dân, Việt Minh vạch rõ:
“Tư sản: Được tự do kinh doanh. Được giúp đỡ trong việc mở mang các ngành kỹ nghệ cần thiết.
Địa chủ: Quyền sở hữu về ruộng đất vẫn được coi trọng. Được khai phá đất hoang.
Nhà buôn: Được tự do thông thương. Sản nghiệp thương mại được pháp luật bênh vực...
Thợ thuyền: Được hưởng luật lao động. Bỏ các giấy giao kèo nô lệ, lập giấy giao kèo chung giữa chủ và thợ; thợ thuyền già có lương hưu trí, cải thiện chế độ học việc.
Dân cày: Có đủ ruộng cày cấy; được cứu tế trong những năm mất mùa. Tá điền được giảm địa tơ.
Binh lính: Hậu đãi binh lính có cơng gìn giữ Tổ và phụ cấp đầy đủ cho gia đình họ.
Cơng chức: Hậu đãi công chức xứng đáng với tài năng của mỗi người. Học sinh: Bỏ các khoản học phí...
Đàn bà: Được ngang quyền với đàn ông về mọi mặt,...
Trẻ em: Được Chính phủ đặc biệt săn sóc về thể dục. Trí dục và đức dục. Người già và kẻ tàn tật: “Được Chính phủ thăm nom và cấp dưỡng”.
Những chính sách cụ thể nói trên của Việt Minh đã quy tụ toàn dân dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi.
Cách mạng Tháng Tám là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Trong cùng một lúc, nó đã đánh đổ ba kẻ thù của dân tộc và giai cấp là: đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai và tầng lớp tư sản phản cách mạng; xóa bỏ hai chế độ xã hội: chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp gần 100 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước thuộc địa nửa phong kiến. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sợi chỉ đỏ xuyên suốt q trình cách mạng, được Hồ Chí Minh đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên đã thành hiện thực bằng sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà – Nhà nước Dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng triệt để nhất ở các nước thuộc địa, trong thế kỷ XX. Bởi tính triệt để của nó nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ vừa mới ra đời đã đụng đầu ngay với các thế lực cầm đầu chủ nghĩa đế quốc quốc tế và bọn phản động trong nước. Chúng câu kết với nhau hòng tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh.
Cả dân tộc buộc phải đụng đầu với hai đế quốc to là thực dân Pháp và tiếp theo là đế quốc Mỹ.
Để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai đi đến thắng lợi, Đảng ta và Hồ Chí Minh đề ra chủ trương “kháng chiến kiến quốc”, vừa kháng chiến để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, vừa kiến quốc xây dựng đất nước theo mục tiêu đã vạch ra.
Tháng 2 năm 1951, Đảng tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai. Kể từ Đại hội lần thứ nhất (5-1935) đến Đại hội lần thứ hai, cách mạng Việt Nam đã trải qua 15 năm 8 tháng. Biết bao biến đổi diễn ra trên thế giới và ở Đông Dương. Cách mạng và kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đang trên đà thắng lợi và phát triển mạnh mẽ. Thực tiễn phong phú của phong trào cách mạng đòi hỏi Đảng phải tổng kết, khẳng định và bổ sung hoàn chỉnh về đường lối để đưa kháng chiến và kiến quốc đến thắng lợi.
Sau hơn 8 ngày làm việc, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương, Đại hội đã bàn bạc và quyết định: Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam; Thảo luận và thông qua đường lối cách mạng Việt Nam, Chính cương và Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam, Tuyên ngôn của Đảng và nhiều vấn đề quan trọng khác,... Đại hội cịn quyết định tích cực giúp đỡ những người cộng sản của hai dân tộc anh em Lào và Campuchia xây dựng đảng tiên phong của mình để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. Kể từ Đại hội lần thứ hai, ba dân tộc anh em có ba đảng tiên phong, cùng lãnh đạo cách mạng, chung một chiến hào để chống thực dân phản động Pháp và tay sai của chúng, giải phóng cho dân tộc mình.
Riêng về Cách mạng Việt Nam, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam vạch rõ: “Hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam với những thế lực phản động khiến chế độ ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội hoàn chỉnh khái niệm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” do Hội nghị thành lập Đảng vạch ra thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính cương ghi rõ “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam tới chủ nghĩa xã hội”.
Đại hội chỉ rõ đối tượng đấu tranh của cách mạng là “chủ nghĩa đế quốc xâm lược” và “những tầng lớp địa chủ phong kiến phản động và tư sản mại bản đứng đầu là chính phủ bù nhìn, làm tay sai cho đế quốc, cũng như những tên việt gian khác không kể nguồn gốc xã hội như thế nào đều là kẻ thù của nhân dân, của Tổ quốc, của cách mạng”. Đồng thời Đại hội cũng chỉ ra những giai cấp làm cách mạng ở Việt Nam: Đó là giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, giai cấp tiểu tư sản rồi đến giai cấp tư sản dân tộc; ngoài ra là những phần tử cá biệt xuất
thân từ giai cấp địa chủ đang đi với nhân dân mà ta gọi là nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp đó hợp thành nhân dân mà công nông là nền tảng”.
“Động lực cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản; Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”.
Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh cơng nơng và lao động trí thức làm nịng cốt, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đoàn kết các giai cấp và các lực lượng cách mạng Việt Nam theo 3 nguyên tắc: đoàn kết thành thực; thống nhất hành động; hợp tác lâu dài.
Ngoài những vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến lược nói trên, Đại hội còn giải quyết những vấn đề cơ bản khác, những chính sách cụ thể trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.
Về chính sách văn hố, xã hội, Đại hội chủ trương xóa nạn mù chữ, cải cách chế độ giáo dục, mở mang các trường chuyên nghiệp, phát triển khoa học, kỹ thuật và văn hóa, văn nghệ nhân dân; phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.
“Tơn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc”.
“Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến bộ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố”. “Ngoại kiều tơn trọng pháp luật nước Việt Nam đều được quyền cư trú, được đảm bảo sinh mệnh, tài sản và được làm ăn tự do trên đất nước Việt Nam”.
Về mặt kinh tế, Đại hội “chú trọng gây cơ sở kinh tế nhà nước và phát triển kinh tế hợp tác xã; đồng thời giúp đỡ tư nhân trong việc sản xuất. Đặc biệt, đối với tư sản dân tộc, khuyến khích. Giúp đỡ và hướng dẫn hộ kinh doanh”. “Bảo đảm quyền lợi của công và tư, của tư bản và lao động, tăng gia sản xuất mọi mặt để cung cấp cho nhu cầu kháng chiến và cải thiện dân sinh, đặc biệt là cải thiện đời sống của nhân dân lao động”. Đại hội khẳng định: “Chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là chính quyền của nhân dân, nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tư sản tri thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính đối với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc cho nên nội dung chun chính đó là nhân dân làm chủ, chuyên chính lấy liên minh cơng nhân, nơng dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Ngun tắc của chính quyền là dân chủ tập trung. Cơ quan chính quyền tối cao tồn quốc là quốc hội và hội đồng chính phủ”.
Về đối ngoại nước Việt Nam “tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của nhau và cùng nhau bảo vệ hồ bình và dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến”. “Mở rộng ngoại giao nhân dân, giao thiệp thân thiện với: chính phủ nước nào tơn trọng chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo ngun tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên”.
Đại hội lần thứ hai của Đảng đặc biệt quan tâm con đường tiến lên của cách mạng nước ta và khẳng định: “Đi con đường tất yếu của nó tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết khơng có một con đường nào khác”. “Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam là quá trình từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến qua xã hội dân chủ mới đến xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở đầu cho quá trình chuyển biến ở Việt Nam từ nay đến khi thực hiện chủ nghĩa xã hội là cả một quá trình lịch sử gồm nhiều cuộc cải biến cách mạng dựa trên sự sáng tạo và ủng hộ của quần chúng nhân dân trong cả nước. Theo Đại hội “dưới chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhiều cuộc cải biến tiếp tục và dần dần cộng lại cùng dẫn đến kết quả quan trọng ngày như một cuộc cách mạng thật sự”.
Đại hội lần thứ hai của Đảng đã tổng kết những bài học cách mạng nước ta. Đại hội vạch rõ “Muốn giành được độc lập dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân và tiến tới chủ nghĩa xã hội phải luôn ln tăng cường chun chính dân chủ nhân dân bằng những biện pháp dưới đây:
1. Củng cố vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và của Đảng; 2. Củng cố liên minh cơng nơng và lao động trí óc, đặc biệt là củng cố liên minh công nông.
3. Tăng cường và phát triển bộ phận kinh tế quốc doanh, làm cho nó lãnh đạo được nền kinh tế quốc dân;
4. Tỉnh táo đề phịng và kiên quyết đập tan mọi mưu mơ xảo quyệt của bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước.
5. Tăng cường tình đồn kết anh em giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước dân chủ khác.
Đại hội đã vạch ra đường lối xây dựng Đảng Lao động Việt Nam trong sạch, vững mạnh; xây dựng các đồn thể quần chúng cơng, nông, thanh niên, phụ nữ, ... vững mạnh để cùng với Đảng đưa sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc đến thành công.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân ta kết