Cương lĩnh đầu tiên của Đảng – ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG III : CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN

2. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng – ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ

nghĩa xã hội Hồ Chí Minh.

Trước Hồ Chí Minh, ở Việt Nam chưa có một vị lãnh tụ yêu nước nào có lập trường cách mạng tồn diện và triệt để, biết kết hợp nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ dân chủ. Có người chủ trương giải phóng dân tộc nhưng vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, muốn thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến, trên có vua, dưới có quốc hội. Khơng ít người muốn thủ tiêu chế độ phong kiến để thiết lập chế độ tư bản theo những khn mẫu khác nhau. Có người muốn xây dựng một chế độ tư bản theo kiểu cách mạng tư sản Pháp (1789) với khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”; có người muốn áp dụng Chủ nghĩa Tam dân của cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc). Cũng khơng phải khơng có người hồi bão một chế độ phong kiến tư bản như Nhật Bản ... Trong tất cả những nhà ái quốc đấy, khơng có ai chú ý đến vấn đề ruộng đất cho dân cày, chưa coi trọng sức mạnh của công – nơng, và cũng chưa nhận thức được vị trí lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân.

Chỉ từ khi Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ra đời và tiếp đó là các tổ chức cộng sản, mới có những quan điểm cách mạng đúng đắn theo tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Tuy vậy, cả Đại hội Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (5 1929) đến Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản Đảng đều chưa có đánh giá tình hình đất nước theo cách suy nghĩ độc lập, tự chủ để vận dụng đường lối Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản một cách sáng tạo. Đại hội lần thứ nhất của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và các tổ chức cộng sản, nhất là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đều muốn tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế cộng sản. Do đó, trong đường lối của mình đã áp dụng một cách “rập khuôn” chủ trương của Đại hội VI và thực hành cách mạng dân chủ tư sản. Chính cương tối để hạn độ của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội viết: Cuộc cách mạng này phải pha cho tan cai chế độ địa quyền ở thôn quê, phải dùng phương pháp cách mạng mà giải quyết văn để ruộng đất. Theo Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội thì “cách mệnh Việt Nam bay giờ cịn là tư sản dân quyền cách mệnh”. Đơng Dương Cộng sản Đảng trong “Chính sách đại cương” cũng chủ trương làm “Cách mạng tư sản dân chủ”. Song trong nhận định tình hình về Đơng Dương có thiên hướng chứng minh sự hội tụ đầy đủ các nhân tố cơ bản cho sự ra đời của một đảng cộng sản. Trong thư “Gửi cho đảng viên An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc (ngày 5 tháng 10 năm 1929), những người lãnh đạo Đông Dương Cộng sản Đảng đã viết: “Hiện nay, chế độ kinh tế chính trị của xứ Đơng Dương đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và các giai cấp đang phân hóa ngày càng rõ rệt. Quần chúng vơ sản ngày càng đơng đã có ý thức về vị trí của mình và đã biết đấu tranh để bênh vực lấy quyền lợi; bọn tư bản và địa chủ thì đứng hẳn về phía để quốc; cách mệnh Đông Dương đã đi vào một giai đoạn mới” Nay Đông Dương Cộng sản Đảng đã thành lập, đảng khơng thừa nhận các đồng chí là một đảng cộng sản chân chính nữa. Đảng chỉ nhận những người bơn-sê-vích là đảng viên. Đối với

đồng chí Vương (tức Hồ Chí Minh - tác giả) nếu đồng chí ấy trở về, chúng tơi cũng sẽ đối xử như đối với các đồng chí”.

Riêng đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản, một người nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Với tư tưởng độc lập tự chủ, tự lực tự cường và với nhãn quan chính trị mẫn cảm sắc bén, người đã vận dụng đường lối của Quốc tế Cộng sản một cách sáng tạo vào điều kiện nước ta.

Những quan điểm, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Người đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Về đánh giá tình hình và tính chất cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã phân tích sâu sắc tính chất xã hội nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Trong xã hội đó, chủ nghĩa đế quốc Pháp thực hiện chính sách độc quyền làm cho “tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được” kinh tế nông nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế quốc dân và “ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng”. Từ khi xâm lược và thống trị nước ta, đế quốc Pháp đã “chiếm ruộng đất của chúng ta để lập đồn điền, làm cho nông dân mất hết ruộng đất và lâm vào cảnh tuyệt vọng. Chúng tìm mọi cách để bóp nặn nhân dân ta”.

“...Chúng dùng bọn phong kiến An Nam, bọn đại tư sản phản cách mạng và bọn địa chủ để áp bức, bóc lột nhân dân An Nam. Mặt khác, chúng khám xét nhà cửa, bắt bớ, giam cầm và giết hại những người cách mạng An Nam”.

Thực trạng xã hội đó dẫn đến hai mâu thuẫn cơ bản ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân đông đảo, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

Muốn giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản đó, mở đường đưa dân tộc ta đi đến tự do, hạnh phúc, nhân dân ta phải tiến hành đấu tranh cách mạng đánh đổ hai đối tượng của cách mạng là: đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp phong kiến địa chủ, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân.

Đối chiếu với Đề cương về phong trào cách mạng các nước thuộc địa và nửa thuộc địa của Đại hội VI Quốc tế cộng sản thì cái mới và sáng tạo trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thể hiện rõ nét nhất ở việc đánh giá giai cấp tư sản bản xứ. Cương lĩnh viết: “Tư bản bản xứ khơng có thể lực gì, ta khơng nên nói cho họ đi về phe đế quốc được. Chỉ có bọn đại địa chủ mới có thể lực và đứng hẳn về phe đế quốc”.

Căn cứ sự phân tích một cách khoa học tình hình xã hội Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Sau này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (tháng 2 năm 1951) đã hoàn chỉnh khái niệm cách mạng này thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Trong Cương lĩnh, không những Đảng đã chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản mà còn căn cứ vào đặc điểm nước ta mà vạch ra mâu thuẫn chủ yếu cần tập trung

lực lượng để giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và bọn tay sai của chúng. Đó là bọn phong kiến đương chức, tầng lớp đại địa chủ và tư sản mại bản. Để tập trung mũi nhọn của cách mạng đấu tranh chống đế quốc và tay sai của chúng, Đảng chủ trương “Quốc hữu hố tồn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho dân cày nghèo”. “Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của bọn đế quốc trao cho Chính phủ cơng nơng binh”. Cịn “đối với bọn phú nơng, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”.

Chủ trương ấy tỏ rõ Đảng ta ngay từ đầu chẳng những đã thấy được tầm quan trọng chiến lược của vấn đề ruộng đất mà cịn xác định đúng vị trí của cách mạng ruộng đất trong từng giai đoạn cách mạng. Sự chỉ đạo chiến lược và đúng đắn ấy đã mở ra con đường rộng rãi để phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc, đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh cơng nơng, trí thức nhằm đánh đổ kẻ thù chủ yếu, nguy hiểm trước mắt.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, việc đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, kết hợp chặt chẽ từng bước với nhiệm vụ dân chủ và chủ nghĩa xã hội là biểu hiện sâu sắc nhất, triệt để và đúng đắn nhất lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Sự kết hợp tài tình giữa nhiệm vụ chiến lược và chỉ đạo chiến lược, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến và đi tới chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho Đảng ta kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng.

Về mục tiêu và mục đích của cách mạng. Cương lĩnh thể hiện ở hai cấp độ cho một cuộc cách mạng vô sản ở nước thuộc địa. Ở giai đoạn đầu, mục tiêu của nó là tiến hành cách mạng chính trị lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai của chúng, giành độc lập, tự do dân chủ cho nhân dân. Thắng lợi của cách mạng chính trị tạo ra tiền đề để nhân dân xây dựng một xã hội từng bước đi đến ấm no. Hạnh phúc và công bằng, dân chủ văn minh – tức xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Mục đích cuối cùng của cách mạng là “đi tới xã hội cộng sản”.

A. Về phương diện xã hội:

a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền, ...

c) Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hóa.

B. Về chính trị:

a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam hồn tồn độc lập.

c) Dựng ra chính phủ cơng - nơng - binh. d) Tổ chức ra quân đội công - nông.

C. Về phương diện kinh tế:

b) Thầu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, ...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ cơng - nơng - binh.

c) Thầu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo.

d) Bãi bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Các nhiệm vụ chiến lược đó bao hàm cả nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ và nội dung cách mạng xã hội. Song, nổi bật và đi trước một bước là nhiệm vụ chống đế quốc Pháp và tay sai của chúng, giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho tồn thể dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa liên quan mật thiết nội tại với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, là cuộc vận động trước. Thành công làm tiền đề cho cuộc vận động sau thắng lợi. Đó là cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt chính trị và cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt kinh tế. Tiến hành kết hợp chặt chẽ hai cuộc vận động cách mạng đấy chính là kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, xã hội, giải phóng con người trong xã hội Việt Nam.

Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa khơng có bức tường ngăn cách, khơng phải tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lần thứ hai để giải quyết vấn đề chính quyền như Cách mạng Nga (Cách mạng Tháng hai và Cách mạng Tháng Mười năm 1917) và Cách mạng Trung Quốc (1945 và 10/1949). Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi mới ra đời Đảng ta và đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững nguyên lý về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới, hiểu rõ đặc điểm lịch sử xã hội Việt Nam và thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng; nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn của một cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam.

Tổng kết quá trình phát triển và thắng lợi của cách mạng nước ta trong hơn 50 năm qua, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) đã chỉ rõ: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam”.

Về động lực và lực lượng cách mạng. Phát triển quan điểm “công nông là gốc cách mệnh; cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba bạn ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông”) mà Nguyễn Ái Quốc đã viết trong các tác phẩm Đường cách mệnh, Cương lĩnh đánh giá giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai giai cấp cơ bản bị đế quốc Pháp và tay sai áp bức bóc lột nặng nề hơn cả. Đó là hai động lực chính bảo đảm thắng lợi của cách mạng nước ta.

Cịn đối với tầng lớp “tiểu tư sản, trí thức, trung nơng” Đảng ta đã có chủ trương “phải hết sức liên lạc để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp”. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, trên cơ sở thực tiễn của phong trào quần chúng, Đảng khẳng định: “giai cấp tiểu tư sản nói chung... là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, “Củng cố khối liên minh công nông và lao động mang trí óc, đặc biệt là củng cố liên minh công nông”. “Nền tảng của nhân dân là công nông và lao động trí thức”.

Hội nghị thành lập Đảng còn quyết định thành lập các đồn thể quần chúng cơng nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ và Hội phản đế đồng minh (tức Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc). Mặt trận dân tộc thống nhất thu nạp tất cả các đoàn thể, các tầng lớp và cá nhân yêu nước. Họ là lực lượng của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngồi giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức, Đảng cịn chủ trương lơi kéo tầng lớp “Phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng”. “Bộ phận nào đã rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.

Qua Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đã phân tích đúng đắn đặc điểm của từng thành phần và sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp trong lực lượng cách mạng. Đảng đã chia giai cấp địa chủ thành 3 loại: loại lớn (địa chủ có 100 mẫu trở lên), loại trung bình và loại nhỏ, và tỏ rõ thái độ chính trị đối với mỗi loại để tranh thủ, trung lập những người cần trung lập nhằm cô lập cao độ kẻ thù. Chiến lược ấy của Đảng nhằm triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để làm suy yếu chúng và đánh đổ chúng. Còn đối với quần chúng thì chiến lược ấy vừa xây dựng khối đoàn kết dân tộc vừa đấu tranh loại bỏ từng bước những nhược điểm do lịch sử để lại làm cho số quần chúng chưa giác ngộ ngày càng gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc và Đảng tiên phong của giai cấp vô sản. Năm 1927, ở Trung Quốc, giai cấp tư sản đã rời bỏ Mặt trận dân tộc thống nhất và Tưởng Giới Thạch đã phản bội cách mạng. Căn cứ tình hình ấy, Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản đã nhận định: “Do giai cấp tư sản đã tham gia vào chính quyền nên tập đồn đế quốc và quân phiệt cũ đã thay đổi đôi chút. Tập đồn mới nắm chính quyền ngày nay là kẻ thù chính trước mắt của cách

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)