Góp phần nâng cao nhận thức lý luận phải gắn với thực tiễn cách mạng

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG III : CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN

1. Góp phần nâng cao nhận thức lý luận phải gắn với thực tiễn cách mạng

nhân dân lao động, đồng bào yêu nước, và trưởng thành thông qua đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến và chủ nghĩa tư bản.

Bài học này có ý nghĩa đối với việc củng cố và phát triển phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do vậy việc Đảng liên hệ mật thiết với phong trào quần chúng, tiên phong trong phong trào quần chúng, trở thành người lãnh đạo quần chúng là một địi hỏi tất yếu.

Ngồi những ngun nhân nói trên do đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên đúng đắn phản ánh đúng yêu cầu và nguyện vọng của giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và tồn dân Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại nên Cương lĩnh đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là ngọn đèn soi sáng cho bước đường phát triển của cách mạng nước ta.

Bởi những cơng lao to lớn của Hồ Chí Minh mà đồng chí Gớt-hơn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ, rất có lý khi khẳng định: “Đồng chí Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng. Chính vì vậy mà đồng chí làm ra lịch sử”.

CHƯƠNG IV: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG NƯỚC TA

1. Góp phần nâng cao nhận thức lý luận phải gắn với thực tiễn cách mạng mạng

Gần 20 năm bôn ba hải ngoại (1911-1930), Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu, học tập đem về cho dân tộc ta, Đảng ta những quan điểm lý luận, tư tưởng và phương pháp cách mạng mới nhằm chiến thắng chủ nghĩa thực dân Pháp và tay sai của chúng, giải phóng dân tộc. Những quan điểm mới đó được Người thể hiện ở nhiều văn kiện mà tập trung nhất là trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lời kêu gọi nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Đề cương về phong trào cách mạng - ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa của Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản.

Trong sự vận dụng sáng tạo đó của Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về lý luận, chiến lược cách mạng vô sản ở nước thuộc địa mà Lênin cũng như Quốc tế cộng sản đề cập nhưng chưa đi sâu. Hơn nữa, từ Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản đang tiến hành “bơnsêvích” hóa các Đảng Cộng sản. Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chỉ đạo, các đảng phái “Chống ấu trĩ, tả khuynh, chống cơ hội hữu khuynh. Bè phái, phân tán lực lượng và các xu hướng hoạt đầu, bị quan “ quan” trong phong trào cộng sản và trong các Đảng Cộng sản”. Do đó, đường lối cách mạng đúng đắn. Sáng tạo của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh vạch ra vào

thời điểm đó đã bị đánh giá sai, bị coi là không tuân thủ các nguyên tắc của Quốc tế Cộng sản.

Mặc dù Cương lĩnh đầu tiên bị phê bình, nhưng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lối cách mạng do Người vạch ra đã được toàn Đảng và quần chúng tiếp thu, thực hiện và trở thành tài sản của Đảng và của dân tộc.

Một thực tế lịch sử nửa chứng minh cho giá trị chỉ đạo thực tiễn của Cương lĩnh đầu tiên là chỉ 18 ngày sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10-1930) bế mạc, căn cứ vào diễn biến của cao trào cách mạng. Thường vụ Trung ương đã ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh (ngày 18 tháng 11 năm 1930 ), trong đó có sự nhất trí với Chính cương, Sách lược vắn tắt. Bản chỉ thị nêu rõ: “Chính cương, Sách lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đơng Dương đã phân tích rõ giai cấp cơng nhân khơng đồng minh với giai cấp nông dân là lực lượng thiết yếu của cách mạng thì khơng đánh đổ được đế quốc Pháp và bọn phong kiến phản cách mạng trong nước, trái lại đồng minh với nông dân mà khơng có khẩu hiệu chia ruộng đất cho dân cày thì dân cày sẽ khơng hưởng ứng, như vậy cũng không làm được cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành công... Mặt khác nữa, giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân thành một lực lượng thật rộng rãi, thật kín đáo thì cuộc cách mạng cũng khó thành cơng.

Từ trước các đồng chí chưa rõ vấn đề ấy, mà nay cũng vẫn mập mờ. Nên tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần cơng nơng...; do đó, thiếu một tổ chức thực quảng đại quần chúng để hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc (họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa cũng vậy), và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc ốn ghét đế quốc Pháp mong muốn quốc gia độc lập, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để kịp vận động toàn dân nhất tề hành động về mặt này hay mặt khác mà chống khủng bố trắng và ủng hộ cách mạng công nông”. Bản chỉ thị của Thường vụ Trung ương còn vạch rõ nhận thức non kém của Đảng ta lúc đó là “chưa đóng vai trị lãnh đạo các đảng phái cách mạng quốc gia trong cuộc cách mạng chống đế quốc Pháp”,... “Do đó chúng ta đã tách rời dân tộc cách mạng với giai cấp cách mạng làm hai đường, mà chưa nhận định đúng đắn về dân tộc cách mạng vẫn là một nhiệm vụ trong giai cấp cách mạng, sự chuyển biến lối này hay lối khác, đó là hồn cảnh từng nơi, từng lúc, chứ khơng phải hai đường sai trái với nhau. Hơn nữa, trong Chính cương, Sách lược đã đề ra phản đế và điền địa là song song, thì tổ chức phản đế đồng minh là đúng và cần thiết”.

Cũng giống như chỉ thị về Hội phản đế, trong chỉ thị uốn nắn về chủ trương thành lập Đảng của xứ uỷ Trung kỳ, Trung ương đã chỉ rõ: Đảng ta gồm hai lực lượng hợp thành: lực lượng giai cấp công nhân và lực lượng của phong trào phản đế. Trung ương khẳng định: “hai lực lượng ấy hợp lại xây dựng nên Đảng Cộng sản Đông Dương”. “Đảng Cộng sản Đông Dương xuất phát từ chỗ giác ngộ phản đế, ghét đế quốc Pháp từ trước tới nay, nên trong hàng ngũ của Đảng có những thù gia đệ tử, cựu nho, trung, tiểu địa chủ, phú nông, trung nông ở nông thôn và một số giáo viên, học sinh Pháp và một số tiểu thương, tiểu chủ hay con nhà tiểu thương, tiểu chủ ở thành thị, cùng với một số thợ xí nghiệp,

một số cơng chức, tổ chức hỗn hợp lại trong một phong trào”. Trong chỉ thị này, Trung ương đã phê phán: “Xứ ủy Trung kỳ, nhất là đồng chí bí thư ra chỉ thị thành lập Đảng viết rõ từng chữ: thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào gốc trốc tận rễ, như vậy thì gốc đâu mà đào, xem rễ đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị vơ đốn và là một lối hành động quàng xiên chi tướng”.

Những chủ trương công tác mà chúng ta được biết qua những đoạn trích ở trên cho thấy trong Ban Chấp hành Trung ương lúc bấy giờ có hai quan điểm trái ngược và đan xen nhau: một là vận dụng rập khuôn Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản và hai là độc lập tự chủ, vận dụng sáng tạo. Bởi thế, trong chỉ đạo công tác biểu hiện qua hai mặt: một mặt, tuân thủ nguyên tắc chỉ đạo quốc tế để được quốc tế cơng nhận; mặt khác, có thể là mặt chủ yếu trong Trung ương và các cấp Đảng bộ nhận thức được tính hợp lý và sáng tạo trong đường lối Chiến lược và Sách lược cách mạng của Hội nghị hợp nhất do Hồ Chí Minh đã vạch ra. Hồ Chí Minh đứng trên quan điểm vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản vào điều kiện Việt Nam mà kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản nên đã đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn ảnh hưởng của yếu tố dân tộc trong quá trình cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh, một chiến sĩ Cộng sản lỗi lạc của một dân tộc bị áp bức, hiểu rõ bản chất cách mạng triệt để trong lời hiệu triệu của Lênin “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc”. Vì vậy, trong tham luận của mình ở Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người khẳng định “Vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chun chính vơ sản”.

Từ nhận thức ấy mà Người đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản một cách sáng tạo và phát triển cho phù hợp với tình hình đất nước để giành thắng lợi.

Đồng chí Gớt-hơn. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ hồn tồn chính xác khi đánh giá: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của q trình đó, Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó”.

Người biết rõ mối quan hệ lẫn nhau giữa các lực lượng trong q trình này. Do đó, đối với đồng chí Hồ Chí Minh sự q độ về chất có tính chất lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là hai dòng của một trào lưu lịch sử - q trình cách mạng thế giới. Dịng này dẫn tới dịng kia. Người khơng quan niệm đó là hai dịng chắn ngang hay chảy ngược chiều nhau mà hai dòng quyện vào nhau nhập thành một dịng thác duy nhất là q trình cách mạng thế giới”.

Một phần của tài liệu nội dung, giá trị và ý nghĩa của đường lối cách mạng đúng đắn do chủ tịch hồ chí minh vạch ra trong cương lĩnh đầu tiên của đảng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)