IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.4.1. Trong lĩnh lực Kinh tế
Trong thời kỳ đổi mới như hiện nay, Đại hội XIII đã đưa ra một số thành tựu: “Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, chung sức, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiểm sốt, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên.” Những thành tựu đạt được 5 năm qua là kết tinh sức sáng tạo của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua 35 năm đổi mới. Đạt được những thành tựu nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân bao trùm và quan trọng nhất là sự đoàn kết, thống nhất, sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng.
Bên cạnh đó, hiện nay đại dịch xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khơng thể hoạt động, khơng có thu nhập, khơng thể trả các khoản thuế, khoản nợ ; kết quả
27
có thể dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Nền kinh tế của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp, nếu có doanh nghiệp bị phá sản, nền kinh tế của đất nước cũng sẽ bị thụt lùi. Chính vì vậy, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đất nước.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phịng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; cơ cấu lại nợ; hỗn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí; giảm tiền điện, …Chúng ta có thể kể đến như: Nghị định 92/2021 về miễn, giảm thuế TNDN, GTGT cho DN khó khăn;
một số khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg sẽ được giảm tiền điện trong quá trình hoạt động... Hay việc hỗ trợ của các ngân hàng trong việc giảm lãi suất khi vay cho các doanh nghiệp hay tăng thời hạn phải trả cho một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn... Đó cũng là sự đồn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các doanh nghiệp và cùng với sự trợ giúp của Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách mới để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được; việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Trong một số trường hợp nếu việc Ngân hàng gia hạn quá lâu mà doanh nghiệp vẫn khơng thể trả được thì sẽ ảnh hưởng đến việc cho các doanh nghiệp khác vay (nếu số tiền doanh nghiệp vay lớn do lãi suất giảm)...