có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình.
- Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh biết huy động kiến thức tổng hợp về truyện cổ dân gian Việt Nam, lựa chọn những truyện tiêu biểu, phân tích làm rõ những tình cảm cao đẹp mang khát vọng tình người không nguôi trong cuộc sống.
Thí sinh có thể lựa chọn dẫn chứng (truyện cổ tích, truyện thơ, truyền thuyết, sử thi…). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến:
- Truyện cổ ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Giai cấp bị trị - tác giả của văn học dân gian nói chung, truyện cổ nói riêng luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. Vì vậy họ gửi gắm trong các câu chuyện cổ những ước mơ khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, công bằng. Trong đó có ước mơ về
những tình cảm cao đẹp mangkhát vọng tình người không nguôi trong cuộc sống. - Truyện cổ dân gian thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân. Đólà nỗi khát khao mãnh liệt về một cuộc sống đậm tình, nặng nghĩa trong nhiều mối quan hệ: tình người, tình cảm với cha mẹ, tình cảm vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè, láng giềng, đôi lứa…
2. Những tình cảm cao đẹp mang khát vọng về tình người không nguôi trong truyện cổ dân gian Việt Nam: truyện cổ dân gian Việt Nam:
- Tình cảm cha con thắm thiết, cảm động. - Tình anh em hòa thuận, keo sơn gắn bó. - Tình vợ chồng thủy chung son sắt.
- Khát vọng tình yêu đôi lứa tự do, phóng khoáng, dân chủ, bình đẳng. - Ngợi ca tình người, đề cao đạo lí làm người.
3. Đánh giá: