Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Hành văn trong sáng, mạch lạc Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết) (Trang 54 - 55)

chứng chọn lọc và thuyết phục.

- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 1,0: Chưa nắm chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.

Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh vận dụng hiểu biết về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học, phân tích làm sáng tỏ những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du (so với các tác phẩm trước và cùng thời), chủ yếu thể hiện ở tác phẩm “Độc Tiểu Thanh Ký” và “Truyện Kiều”. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học:

- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người; là tình yêu thương giữa người với người.

- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn đối với cuộc sống con người thể hiện ở lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực bạo tàn áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người...

- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng. Bằng việc thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ qua các sáng tác, Nguyễn Du đã làm nên tên tuổi một đại thi hào của dân tộc.

2. Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du:

- Lên tiếng bênh vực quyền sống của con người - những văn nghệ sĩ.

Tình thương của Nguyễn Du bao trùm lên tất thảy mọi kiếp người (Văn tế thập loại chúng sinh), nhưng ông đặc biệt quan tâm đến đối tượng văn nghệ sĩ. Ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Vì vậy ông không chỉ quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo cần được chăm lo bảo vệ như các nhà văn khác mà còn biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của những giá trị văn hóa tinh thần. Khi chủ nhân là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Điều này thể hiện rõ nhất qua bài thơ chữ Hán “Độc Tiểu Thanh kí”. Ở bài thơ này, Nguyễn Du vừa khóc cho người vừa khóc cho mình. Đây là nét mới mang tinh thần nhân bản của thời đại cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, thời đại con người không chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự thương cũng là nét mới trong tinh thần nhân bản của Nguyễn Du vì đó chính là sự tự ý thức, là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để chống lại sự chi phối của quan niệm phi ngã, vô ngã thời trung đại.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w