Quản ngục là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết quý trọng cái đẹp.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết) (Trang 69 - 70)

II. Yêu cầu về kiến thức

b. Quản ngục là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết quý trọng cái đẹp.

- Biệt nhỡn: là cái nhìn trân trọng đặc biệt, liên tài là biết quý cái tài. Biệt nhỡn liên tài là cái nhìn quý trọng đặc biệt với tài hoa.

- Sống trong cảnh ngục tù tăm tối, quản ngục vẫn biết trân trọng tài năng của Huấn Cao, vẫn hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được Huấn Cao là người viết chữ đẹp nổi tiếng ở tỉnh Sơn.

- Mặc dù chọn nhầm nghề, nhưng quản ngục có một sở nguyện cao quý. Ngay từ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” ông ao ước một ngày nào đó được treo ở nhà riêng của mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết vì chữ Huấn Cao

đẹp lắm vuông lắmvật báu trên đời. Say mê nghệ thuật thư pháp tột cùng như vậy, chứng tỏ quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ.

- Ngục quan trân trọng Huấn Cao, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhẫn nại để đạt được sở nguyện.

+ Ngục quan đăm chiêu nghĩ ngợi, thao thức giữa đêm khuya, kín đáo để nghĩ về tử tù khi nhận được tấm phiến trát.

+ Lúc nhận tù, quản ngục nhìn Huấn Cao với ánh mắt kiêng nể.

+ Bỏ qua những lời khích bác của lũ lính áp giải, muốn hành hạ Huấn Cao để làm đòn phủ đầu, quản ngục nghiêm nét mặt nói rằng đã có phép nước.

+ Khi Huấn Cao vào ngục, ngục quan đã biệt đãi Huấn Cao một cách chu đáo. + Quản ngục nhún nhường “Xin lĩnh ý” khi Huấn Cao đuổi ra khỏi phòng giam. + Chưa xin được chữ Huấn Cao, nên tâm trạng của ngục quan đầy bi kịch. Quản ngục khổ tâm vì có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ. Chỉ lo mai mốt ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được chữ thì ân hận suốt đời.

Một phần của tài liệu Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w