Xu hướng phát triển của thị trường giao nhận vận tải

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường giao nhận vận tải

Xu hướng thế giới

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật và sự xuất hiện mới của Logistics bên thứ tư (4PL) và bên thứ 5(5PL). (Với 4PL chính là người tích hợp, hướng đến quản trị cả quá trình Logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất – nhập, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Còn 5PL phát triển nhằm phục vụ thương mại điện tử, quản lý chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử) chính là những yếu tố thúc đẩy thị trường Logistics toàn cầu phát triển.

Các lĩnh vực sử dụng dịch vụ Logistics trên quy mơ tồn cầu gồm: bán lẻ, vận tải, sản xuất, truyền thơng, giải trí, viễn thơng, tài chính... Xu hướng Logistics trở thành sự liên kết chéo giữa các ngành công nghiệp, đặt ra nhiều thay đổi trong nội tại ngành Logistics để thích ứng với các ngành mà nó phục vụ. Đây là động lực thúc đẩy cũng là thách thức lớn với ngành.

Nhìn chung, lĩnh vực Logistics thế giới sẽ dịch chuyển trọng tâm về các thị trường đang phát triển ở châu Á cùng với sự chuyển dịch của các tập đoàn sản xuất và sự phát triển sôi động của các thị trường bán lẻ tại châu Á. Và việc đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực Logistics trên thế giới trong tương lai.

Xu hướng Việt Nam

Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 8/10 top quốc gia đứng đầu và tăng 3

bậc so với năm 2020 về chỉ số Logistics các thị trường mới nổi (Theo báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021).

Ngành Vận tải và Logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Do Chính phủ đang có nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành phát triển, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều Hiệp định thương mại được Việt Nam ký kết và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử cùng sự phát triển của ngành cơng nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng. Ngồi ra, ngành Vận tải và Logistics cũng có thêm nhiều cơ hội mở ra từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam và Đông Nam Á.

Ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng đang là một điểm sáng trong nền kinh tế khi trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Là ngành dịch vụ mũi nhọn đồng thời làm nền tảng cho tiến trình phát triển thương mại trong sự bùng nổ của nền kinh tế số, thị trường Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang có những bước phát triển rõ ràng với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp logistics. Tuy nhiên, vào nửa cuối năm, tác động của đại dịch Covid 19 khiến ngành dịch vụ logistics trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)