M HA HH Nước tiểu (giọt/phút x5 phút) TT N
7 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC Phần 1: Chuẩn bị:
Phần 1: Chuẩn bị:
1. Súc vật:
- 04 con ếch có trọng lượng tương đương nhau đánh dấu A, B, C, D. - 02 thỏ khỏe mạnh, nặng khoảng 10kg/con.
2. Hóa chất:
- Dung dịch NaCl 20%. - Dung dịch NaCl 0,65% - Dung dịch NaCl 0,9%. - Dung dịch Citrate 7%.
- Dung dịch xanh Tryphan 1%.
3. Dụng cụ:
- Bàn mổ và dụng cố định con vật.
- Bộ đồ mổ bộc lộ động mạch cảnh, khí quản.
- Kymograph băng ám khói ghi kết quả diễn tiến hô hấp, huyết áp. - Manometer thủy ngân.
- Bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey. - Đồng hồ.
- Máy quay ly tâm.
- Hai ống để đựng máu quay ly tâm.
- 04 bình để ngâm ếch đánh dấu A, B, C, D. - Khăn lau khô.
- Túi cân. - Cân.
Phần 2: Mơ tả thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
- Dùng 3 con ếch A, B, C và quan sát: màu sắc, độ căng bóng, lớp nhầy. - Tiêm vào túi cùng bạch huyết:
o Ếch A: 2mL dung dịch NaCl 20%. o Ếch B: 2mL dung dịch NaCl 0,65%. o Ếch C: không tiêm.
- Lau khơ từng cịn ếch cho vào túi cân và đem cân, ghi nhận thơng số cân nặng.
- Ngâm ếch A, B vào các bình A, B đều chứa nước lã. Ngâm ếch C vào bình C chứa nước muối ưu trương (NaCl 20%).
- Sao 30 phút đến 45 phút lấy ra quan sát lại rồi cân (chú ý trước khi đem cân phải lau khô ếch và thằng bằng cân).
- Ghi lại các chỉ tiêu quan sát ban đầu và cân nặng. - So sánh ếch ở các bình trước và sau khi ngâm. Thí nghiệm 2:
- Ếch D, buộc dây thắt chặt ở một gốc chi.
- Ngâm 24 giờ trong bình D chứa nước lã, lấy ra quan sát: kích thước, màu sắc, cử động, độ chắc của chi bi6 buộc và chi đối diện (không bị buộc – kết quả chứng).
Thí nghiệm 3:
- Cố định thỏ trên bàn mổ; bộc lộ động mạch cảnh ghi huyết áp; bộc lộ động mạch đùi để lấy máu, truyền dịch vào tĩnh mạch rìa tai.
- Mỗi lần rút máu lấy 10% khối lượng tuần hồn.
- Theo dõi mạch, hơ hấp và duy trì huyết áp trong quá trình rút máu.
- Ly tâm máu 1.500 vòng/phút trong 10 phút để loại bỏ huyết tương, thu hồng cầu trộn với dung dịch NaCl 0,9% tương đương lượng huyết tương đã bỏ đi. Sau đó truyền trả lại cho thỏ.
- Thực hiện rút máu và truyền trả như thế từ 10 đến 15 lần.
- Khi đã truyền hết dịch ở lần cuối cùng, mổ bụng thỏ thám sát các xoang ở màng tim, phổi và bụng.
Thí nghiệm 4:
- Cố định thỏ trên bàn mổ, cạo sạch lông bụng.
- Dùng chai nước nóng (700C) lăn nhẹ trên một bên thành bụng. - Tiêm dung dịch xanh Tryphan 1% x 2mL vào tĩnh mạch rìa tai thỏ.
- Dùng chai nước nóng (700C) tiếp tục lăn trên thành bụng nói trên trong vịng 15 đến 20 phút tiếp theo.
- Quan sát ổ viêm, nhất là về màu sắc.
Thí nghiệm 1:
Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm
A B C A B C
Cân nặng 210gr 188gr 201gr 240gr 186gr 184gr
Màu sắc
da bụng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng sung huyết.Nhợt nhạt,
Độ căng
bóng da Đều. Đều. Đều. Căng to,bóng. Khơng thayđổi Co lại, nhăn.
Lớp nhầy Có Có Có Giảm Tăng. Khô.
Màng bơi Trong Trong Trong Trong Trong Sung huyết.
Tình trạng Sống Sống Sống Sống Sống Chết
Thí nghiệm 2:
Ếch D Chi lành Chi bị buộc
Nhìn và sờ bên ngồi Trắng. Khơng căng cứng. Nhỏ hơn. Có phản xạ nhảy, còn trương lực cơ và cử động được. Sung huyết. Căng cứng. To hơn.
Khơng cịn phản xạ nhảy, khơng cịn trương lực cơ và không cử động được. Cắt da quan sát cơ bên trong Cơ đỏ hồng. Mềm. Ít chảy dịch. Cơ tím tái Căng cứng.
Chảy dịch màu vàng lượng nhiều.
Cắt cơ Cơ căng.
Săng chắc.
Mềm. Khơ. Thí nghiệm 3:
Thí nghiệm 4:
Vùng da trước lăn bằng bình nước 700C Ổ viêm sau khi lăn bằng bình nước700C
Đỏ hồng.
Da mềm mại, mỏng.
Xanh nước biển. Sung huyết. Da dày, phù nề.
Phần 4: Phân tích kết quả và giải thích cơ chế
Thí nghiệm 1:
Ếch A tăng cân nhiều vì khi tiêm dung dịch NaCl 20% là dung dịch nước muối ưu trương, sẽ làm NaCl khuếch tán từ lịng mạch vào mơ, kèm kéo theo nước và lượng nước này là từ nước lã trong bình A.
Ếch B tăng cân tương đối vì khi tiêm dung dịch NaCl 0,65% là dung dịch nước muối đẳng trương, đồng thời ngâm trong bình B chứa nước lã nên khơng ảnh hưởng gì đến lượng muối nước của cơ thể ếch.
Ếch C giảm cân nhiều, kèm khơ da, chết ngay trong bình tuy khơng tiêm dung dịch nhưng lại ngâm trong bình C chứa dung dịch NaCl 20% là dung dịch nước muối ưu trương, sẽ kéo nước từ tế bào ếch ra môi trường bên ngồi (bình C).
Kết luận: Áp suất thẩm thấu quyết định sự chuyển hóa muối nước trong cơ thể.
Thí nghiệm 2:
Khi buộc gốc chi sao cho chèn ép thắt động mạch, nhưng tĩnh mạch vẫn thông suốt sẽ làm giảm áp suất thủy tĩnh ở đầu động mạch, lúc này áp suất keo ở đầu dộng mạch lớn hơn làm giữ nước trong lòng mạch đồng thời kéo nước từ gian bào vào lòng mạch; them nữa ở đầu tĩnh mạch thì áp suất keo cao hơn áp suất tĩnh mạch nên tình trạng giữ nước trong lòng mạch và kéo nước từ gian mạch vào lòng mạch càng nhiều. Mặt khác do động mạch bị thắt lại nên cơ bị thiếu oxy từ máu động mạch nuôi dưỡng nên bị hoại tử. Tất cả các điều kiện trên tạo nên các tính chất, hiện tượng khi thám sát phần chi bị buộc của ếch.
Kết luận: áp suất thủy tĩnh cũng ảnh hưởng chuyển hóa muối nước.
Thí nghiệm 3:
Thay thế lượng huyết tương trong cơ thể bằng dung dịch NaCl 0,65% là dung dịch đẳng trương tương ứng tức là ta loại bỏ gần hết tất cả lượng protein có trong huyết tương dẫn đến áp suất keo giảm, gây thoát dịch ra các khoảng gian bào ồ ạt, ở đây chính là các khoang màng phổi, tim và bụng.
Kết luận: áp suất keo cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước.
Thí nghiệm 4:
Khi có tình trạng viêm xảy ra do tác nhân vật lý (nhiệt độ cao 700C), khu vực viêm sẽ kích thích tăng tính thấm thành mạch. Mặt khác dung dịch xanh tryphan biểu hiện màu khi gắn kết với protein huyết tương. Ta quan sát thấy ổ viêm có màu xanh dương, và khi ấn hay căng da thì màu xanh khơng bị mất chứng tỏ phức hợp protein huyết tương – xanh tryphan nằm ở khoảng gian bào. Bình thường ở khu vực gian bào khơng có (rất ít) protein nên việc biết được có protein huyết tương trong gian bào nhờ vào chất chỉ thị là xanh tryphan đã chứng minh ổ viêm đã có hiện tượng tăng tính thấm thành mạch. Mà protein là yếu tố chính giúp ăng áp suất keo, và áp suất keo có chức năng giữ nước lại nên phần ổ viêm của thỏ thấy phù nề.
Kết luận: Tính thấm thành mạch cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa muối nước.
TỔNG KẾT
Các yếu tố ảnh hưởng chuyển hóa muối nước gồm có: 1. Áp suất thẩm thấu.
2. Áp suất thủy tĩnh. 3. Áp suất keo.