DÒNG BẠCH CẦU:

Một phần của tài liệu THỰC tập SINH lý BỆNH học SHOCK CHẤN THƯƠNG THỰC NGHIỆM và cơ CHẾ BỆNH SINH (Trang 38 - 40)

C/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:

4. DÒNG BẠCH CẦU:

Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trong các điều kiện sinh lý khác nhau và biến đổi trong một số bệnh lý (xác định khi số lượng bạch cầu vượt quá hoặc giảm thấp hơn giá trị bình thường):

 Số lượng bạch cầu giảm ở phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, ở người già và trong một số tình trạng nhiễm độc, bệnh lý tạo máu…

 Số lượng bạch cầu tăng: ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai, ở trẻ sơ sinh và trong các tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý tạo máu…

4.2.Bạch cầu trung tính (NEU – Neutrophils):

Tăng khi số lượng trên 6 G/l, có thể tăng sinh lý sau bữa ăn, sau vận động nặng (tăng ít và tạm thời). Tăng bệnh lý trong nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm túi mật, ap se…), trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi cấp, sau phẫu thuật lớn có mất nhiều máu và trong bệnh lý tạo máu.

Giảm khi số lượng thấp hơn 1,5 G/l, có thể gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, nhiễm khuẩn tối cấp, sốt rét, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý tạo máu.

4.3.Bạch cầu lympho (LYM – Lymphocytes):

Tăng khi số lượng trên 4 G/l: nhiễm trùng mạn tính (lao, viêm khớp…), nhiễm virus, trong bệnh máu ác tính.

Giảm số lượng dưới 1 G/l: nhiễm khuẩn cấp, sau xạ trị, bệnh tự miễn, bệnh tạo máu và sau điều trị hóa chất

4.4.Bạch cầu mono (MONO – Monocytes):

Tăng khi số lượng trên 0.4 G/l: nhiễm virus, gặp sau tiêm chủng, sốt rét, bệnh leukemia.

4.5.Bạch cầu ưa acid (ESO – Esophils):

Tăng khi số lượng tuyệt đối trên 0.8 G/l : nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu...

Giảm: Nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing...

4.6.Bạch cầu ưa base (BASO – Basophils):

Tăng trên 0.15 G/l, gặp trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy. Giảm: suy tủy xương, dị ứng.

4.7.Các thông báo bất thường của cơng thức dịng bạch cầu:

Khi số lượng bạch cầu tăng, hoặc tăng từng thành phần bạch cầu: kết quả hiển thị dấu H (High) ở ngay sau số lượng bạch cầu (WBC). Khi số lượng hay tỷ lệ giảm: kết quả kèm theo dấu L (Low).

Khi kết quả số lượng bạch cầu có dấu báo “!” hoặc “F”: có bất thường về cơng thức bạch cầu, cần kiểm tra lại trên lam máu nhuộm giemsa.

Máy báo OVER: số lượng vượt quá khả năng đếm của máy, đó cần kiểm tra lại trên lam máu và pha loãng mẫu xét nghiệm rồi đếm lại.

Số lượng bạch cầu có thể tăng giả tạo:

 Do tăng sức bền hồng cầu nên dung dịch phá vỡ hồng cầu của máy không đủ thời gian làm vỡ hồng cầu, máy sẽ đếm lẫn vào bạch cầu. Cần kiểm tra lại và so sánh trên tiêu bản máu ngoại vi.

 Do cryoglobulin, cryofibrinogen, đám tiểu cầu, hồng cầu có nhân, hồng cầu có KSTSR, tiểu cầu khổng lồ… máy đếm lẫn vào số lượng bạch cầu.

Một phần của tài liệu THỰC tập SINH lý BỆNH học SHOCK CHẤN THƯƠNG THỰC NGHIỆM và cơ CHẾ BỆNH SINH (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)