Yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến tình hình triển khai thực hiện, áp dụng hệ thống pháp luật vào thực tiễn tại địa phương. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng, tác động tích cực đến ý thức pháp luật của người dân và sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Tại địa phương có nền kinh tế - xã hội chậm phát triển dễ dẫn đến sự thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và khi bị XLVPHC cũng khó khăn trong việc thực thi. Đặc biệt là với nhóm hành vi xây dựng trái phép tác động nhiều đến quy hoạch tại các địa phương. Bởi thói quen tại Việt Nam là quy hoạch xây dựng có trước khi quy
hoạch sử dụng đất. Có nhiều địa phương như tỉnh Đồng Nai, mới chỉ có quy hoạch Cụm công nghiệp mà 48 doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy chưa có giấy phép xây dựng trên diện tích 72 ha. Vì mục tiêu phát triển kinh tế mà nhiều địa phương đã khơng có biện pháp quyết liệt để XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng, và sửa sai bằng biện pháp mặc dù xây dựng trái phép nhưng đúng quy hoạch thì chỉ bị xử phạt.
Ngồi ra, các yếu tố kinh tế - xã hội cũng tác động đến niềm tin của người dân đối với pháp luật. Từ đó, các chủ thể VPHC sẽ tự giác thực hiện các biện pháp XPHC của cơ quan có thẩm quyền. Khi cán bộ công chức được trao thẩm quyền XLVPHC có đời sống vật chất tốt sẽ đảm bảo tính tích cực, minh bạch, nghiêm minh trong quá trình xử lý vi phạm.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với hơn 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 14 triều người (chiếm 14,3% dân số cả nước). Với tổng dân số đến năm 2019 là hơn 96 triệu người. Cùng với đó là người Việt Nam ln có tư duy “an cư lạc nghiệp”. Điều này thúc đẩy nhiều cơng trình nhà ở được xây dựng và luôn cung không đủ cầu. Nhưng một số bộ phận người dân khơng đủ chi phí mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. Vì thế hàng loạt dự án nhà ở xã hội được tạo điều kiện để được tiến hành đầu tư xây dựng trên các địa bàn đơ thị.
Tính đến năm 2020, cả nước đã hoàn thành 256 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, và đang triển khai 264 dự án. Trong đó có dự án dành cho người có thu nhập thấp tại các khu đơ thị và nhà ở xã hội dành cho cơng nhân khu cơng nghiệp. Cùng với đó là quy hoạch các khu đô thị, các dự án nhà ở riêng lẻ sẽ thúc đẩy tăng nhanh số lượng lớn các cơng trình xây dựng. Và để đưa nhanh vào sử dụng, các chủ đầu tư, đơn vị thi cơng, chủ sở hữu vì lợi ích kinh tế cũng sẽ vi phạm trình tự, thủ tục quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như không đảm bảo chất lượng cơng trình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của từng dự án.
Bên cạnh đó, quy mơ dân số tăng nhanh tại các địa bàn đô thị, số lao động di cư giữa các tỉnh thành và thực trạng khoảng 4.800 hộ gia đình khơng có nhà ở trên cả nước. Điều này vừa tạo áp lực cho nhà nước xây dựng chính sách nhà ở, vừa tiềm ẩn việc xây dựng nhà ở trái phép trong thời gian tới vừa vừa tiềm ẩn đến quy hoạch ồ ạt các dự án cũng như làm biến động giá cả của các cơng trình nhà ở, căn hộ chung cư.
Sự phát triển đô thị lớn ln gắn với q trình đơ thị hóa các làng, xã vùng ven như việc hình thành các đơ thị vệ tinh và làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra các vùng ven đô. Điều này tác động cấu trúc xây dựng tại các làng, xã khi nhu cầu xây dựng khu dân cư mới hay một số làng xã bị chia cắt, di chuyển do tuyến giao thông được mở và sự thay đổi ranh giới hành chính. Những yếu tố này tác động đến thói quen trong tập quán xây dựng của người dân tại các làng, xã chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa và khi không được quy hoạch tổng thể sẽ ảnh hưởng đến không gian kiến trúc chung tại địa phương. Bên cạnh đó, tình hình “sốt ảo” trong hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ tác động đến tâm lý của các hộ dân tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, tự chia tách thửa đất … từ đó dẫn dến hiện tượng tự ý xây dựng mới nhà ở và mở rộng diện tích sử dụng khi chưa được cấp phép.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chương 1, luận văn đã phân tích và đưa ra khái niệm, đặc điểm về XLVPHC nói chung và XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Việc phân tích thẩm quyền XLVPHC và nêu quy trình XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng cho thấy đây là lĩnh vực có những điểm đặc trưng. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích và bình luận các yếu tố chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội tác động đến việc XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng.
XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng hiệu quả sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì trật tự trong quản lý nhà nước về xây dựng, đảm bảo cho hoạt động xây dựng tuân thủ pháp luật, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sống. Muốn thực hiện được điều này, người dân cần phải nhận thức rõ thực trạng các quy định của pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng tại địa bàn cụ thể.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở TỈNH BẮC GIANG