2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Ðơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên. Bắc Giang cách Hà Nội 50km về phía Tây và nằm trong quy hoạch vùng thủ đơ hà Nội.
Bắc Giang đã có bước tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm, nằm trong nhóm các địa phương tăng trưởng cao nhất của cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000 USD, bằng bình quân chung cả nước, tăng 1.470 USD so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Cơng nghiệp - xây dựng chiếm 57,7% (tăng 15,1% so với năm 2015); dịch vụ chiếm 24,7%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,6%. Hiện tại, tồn tỉnh có 08 khu cơng nghiệp (trong đó có 3 khu cơng nghiệp mới được Chính phủ đồng ý bổ sung vào ngày 23/2/2021) và 40 cụm công nghiệp và đã thu hút được là 91.180 tỷ đồng của 1.292 dự án đầu tư trong nước và 6,157 tỷ USD của 464 dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020 [28]. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên sẽ tạo ra chính sách thu hút đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh cũng như các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp. Nhưng cũng đặt ra tình huống là Dự án được tiến hành xây dựng trước khi có Quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất được chấp thuận. Nhưng vì mục tiêu phát triển kinh tế, các cán bộ có thẩm quyền sẽ cần tìm giải pháp phù hợp để đảm bảo trật tự xây dựng, đảm bảo tổng thể quy hoạch nhưng vẫn khơng ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức.
Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh mẽ, đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hết năm 2020, tồn tỉnh có 124 xã đạt chuẩn nơng thôn mới, chiếm 67,4% tổng số xã trong tỉnh [29]. Nhưng chính các mục tiêu đề ra trong xây dựng nông thôn mới như ồ ạt xây dựng các cơng trình đường, trường, chợ … đã ảnh hưởng đến giá trị quyền sử dụng đất tại các làng, xã và đẩy nhanh việc xây dựng nhà dân nơi có tuyến đường giao thông đi qua.
Năm 2020, dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước tính đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Dao, Hoa) nhưng người Kinh chiếm hơn 80% dân số. Các nhóm người thuộc các dân tộc chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu xây dựng nhà tại sườn núi, với chất liệu bằng gỗ. Việc VPHC trong lĩnh vực xây dựng của người dân tộc tại khu vực tập trung sinh sống lâu đời rất ít. Chủ yếu diễn ra tại các khu vực làng, xã có tốc độ đơ thị hóa nhanh hoặc chịu ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa. Nhưng đại dịch Covid-19 thời đã tác động nhiều đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân, đặc biệt là nguồn thu nhập thường xuyên của người lao động. Điều này sẽ tác động nhiều đến hoạt động chấp hành pháp luật và thực thi các quy định pháp luật của người dân, đặc biệt là việc chấp hành các quyết định XPVPHC với lý do về khó khăn do điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX và Kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm, giai đoạn 2021-2025 là: thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; phát triển nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng, đơ thị … thì tốc độ, số lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ có nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian tới.