Tình hình xây dựng và quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn ở tỉnh bắc giang (Trang 43 - 103)

2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành

2.1.2. Tình hình xây dựng và quy hoạch phát triển

2.1.2.1. Tình hình quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh

Năm 2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang đã có nhiều sự điều chỉnh về việc mở rộng quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện như: mở rộng Quy hoạch phân khu Khu cơng nghiệp Hịa Phú, huyện Hiệp Hòa mở rộng khoảng 85 ha, diện tích khu vực ngồi khu cơng nghiệp khoảng 10,73 ha; mở rộng Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên. Bên cạnh đó là quy hoạch mới các khu công nghiệp, khu dân cư như: Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng khoảng 377 ha; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư Bình Minh, xã Quế Nham, huyện Tân Yên quy mô khoảng 12,5 ha; Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Lăng Cao, huyện Tân Yên khoảng 48,02ha; Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên khoảng 77 ha, dân số dự kiến khoảng 6.000-7.000 người …

Tồn tỉnh hiện đã có [23]: 24 đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị (trong đó 17/17 đơ thị hiện có và 7 khu vực dự kiến hình thành đơ thị gồm Bách Nhẫn, Phố Hoa, Tân Sơn, Mổ Trạng, Bỉ, phố Kim), 06 đồ án quy hoạch phân khu, 57 đồ án quy hoạch chi tiết, 204/204 đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thông mới, 6/6 đồ án quy hoạch khu công nghiệp, 19/34 đồ án quy hoạch cụm công nghiệp, 11 đồ án khu vực chức năng khác ngồi đơ thị.

Từ các quy hoạch xây dựng trên sẽ tác động nhiều đến tình hình xây dựng trên địa bàn và tiềm ẩn trong đó là sẽ tồn tại những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Việc có nhiều đồ án, quy hoạch cũng sẽ làm hạn chế trong việc tìm chủ đầu tư thực hiện dự án và năng lực của các đơn vị thi công, tư vấn cũng khó đảm bảo như cam kết trong hồ sơ dự thầu.

Nhưng hiện nay vẫn chưa lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện theo quy định tại Điều 22 Luật Xây dựng năm 2014. Điều này cũng tác

động đến quá trình quản lý, sự kết nối và chia sẻ nguồn lực trong cơng tác đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra, tại tỉnh vẫn chưa phủ kín quy hoạch chi tiết, hầu hết các xã chưa có quy hoạch chi tiết, thành phố Bắc Giang mới chỉ quy hoạch chi tiết chiếm 24,5%, các khu vực đô thị khác chiếm 7,5%... [23] Điều này cũng tác động đến công tác quản lý xây dựng và trật tự xây dựng tại các địa bàn.

Một số đồ án quy hoạch tại các địa bàn chấm tiến độ theo dự kiến như điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang; Quy hoạch chung đô thị huyện Hiệp Hòa, huyện Việt Yên, thị xã Chũ (huyện Lục Ngạn), thị trấn Phương Sơn (huyện Lục Nam), thị trấn Vôi (huyện Lạng Giang) … Việc chậm điều chỉnh là do tầm nhìn quy hoạch chưa xa, chưa dự báo sát tình hình dẫn đến điều chỉnh cục bộ. Tại các khu vực nông thông, việc quy hoạch xây dựng xã nông thông mới chưa đảm bảo chất lượng là do chưa khảo sát địa hình và sử dụng các bản đồ địa chính để lập quy hoạch nên tạo ra sự thiếu thống nhất, phải điều chỉnh nhiều trên thực địa … Do năng lực của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ lập quy hoạch và đơn vị tư vấn lập quy hoạch còn hạn chế, chưa am hiểu địa bàn lập quy hoạch, chưa nghiên cứu về hiện trạng, tập quán để đưa ra phương án quy hoạch đảm bảo tính khả thi dẫn đến nhiều quy hoạch sau một thời gian ngắn phải điều chỉnh. Nhiều địa phương và lãnh đạo địa phương chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của việc quy hoạch xây dựng, thiếu sự chủ động trong công tác đánh giá, rà soát, coi việc điều chỉnh quy hoạch là tất yếu nên dẫn đến sự cục bộ, điều chỉnh theo dự án đầu tư.

2.1.2.2. Về tình hình hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn

Trong giai đoạn từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã tổ chức lập, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt Quyết định chủ chương đầu tư cho 466 dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, 82 dự án đầu tư công do tỉnh quản lý với tổng mức đầu tư 6.790 tỷ đồng [23].

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 45 dự án khu đơ thị, khu dân cư mới với quy mô hơn 276 ha, 23 dự án với quy mô sử dụng đất là 531 ha đã được chấp thuận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư 08 dự án (04 dự án nhà ở xã hội, 04 dự án nhà ở thương mại) [23]. Giai đoạn từ 2015- 2017, trên toàn tỉnh đã thẩm định và phê duyệt: 84 dự án, 3.685 báo cáo kinh tế kỹ thuật, 174 cơng trình sử dụng nguồn vốn khác …[23]

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư với gần 10.000 gói thầu với tổng giá trị hơn 11.365 tỷ đồng, trong đó có 02 dựa án lựa chọn nhà thầu theo hình thức đối tác cơng tư (BT) [23]. Để thực hiện các dự án, tồn tỉnh đã triển khai thi cơng và bàn giao khoảng 1.900 cơng trình. Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đã chấp hành về cơ bản các quy định của pháp luật. Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư các dự án đã đạt hiệu quả cao. Thẩm tra và quyết tốn được 3.081 cơng trình, với giá trị quyết tốn được duyệt hơn 9.000 tỷ đồng.

Tốc độ phát triển nhanh của các dự án xây dựng không chỉ tác động đến đời sống của cá nhân, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn tác động đến số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức trong ngành xây dựng tại tỉnh không kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật mới, theo sát quản lý nhà nước đối với các dự án. Bệnh cạnh đó việc cập nhật tình hình thơng tin quy hoạch các dự án và áp dụng công nghệ trong công tác quản lý dẫn đến vẫn còn đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với tốc độ phát triển xây dựng trên địa bàn. Điều này cũng tác động đến tính hiệu quả của cơng tác phát hiện và XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng.

Tự thực trạng các dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện trong thời gian dài, các văn bản về xây dựng có sự thay đổi nhanh nên các cơng trình khơng đảm bảo kịp các tiêu chuẩn mới. Sự hỗ trợ của nguồn vốn nhà nước cũng bị cắt giảm theo giai đoạn xây dựng nên khó khăn do các dự án khởi cơng xây dựng mới. Ngoài ra, giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng kéo dài từ 2-3 năm

cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, việc chấp hành quy định pháp luật của chủ đầu tư và nhà thầu thi công chưa nghiêm, chưa tuân thủ quy định, trình tự, thủ tục trong quá trình đầu tư xây dựng. Năng lực của một số chủ đầu tư cịn hạn chế nên cơng tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm và lựa chọn đơn vị tư vấn yếu về chuyên môn dẫn đến gây thất thốt, lãng phí nguồn vốn …

2.2. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

2.2.1. Khái quát các quy định pháp luật có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Để cụ thể hóa hành vi VPPLHC trong lĩnh vực xây dựng cũng như quy định rõ thẩm quyền xử lý, mức xử phạt và hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng. Quốc hội, Chính phủ, Bộ xây dựng đã xây dựng và ký ban hành các văn bản luật, nghị định hướng dẫn và thơng tư nhằm đảm bảo tính kịp thời, nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng (xem chi tiết tại Phụ lục 01), trong đó các văn bản sau được đề cập nhiều khi nghiên cứu và áp dụng về XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng:

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2014, và được sửa đổi vào năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022). Việc kịp thời điểu chỉnh Luật XLVPHC năm 2012 để phù hợp với các quy định mới trong các bộ luật hiện hành để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và kịp thời khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật XLVPHC trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sửa đổi lần này nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động XPVPHC nói chung, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng như: tăng mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quản lý nhà nước lên đến 500 triệu đồng trong lĩnh vực xây

dựng; bổ sung chủ thể có thẩm quyền XPVPHX; thời hiệu XPVPHC trong lĩnh vực xây dựng là 02 năm; thủ tục XPVPHC được quy định rõ ràng, minh bạch và khả thi hơn; quy định về hoãn, giảm, miễn phạt tiền tại Điều 76, 77 Luật XLVPHC theo hướng tổ chức cũng được hưởng chính sách này; rút ngắn tối đa các mốc thời gian trong quá trình áp dụng các biện pháp XLVPHC …

- Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 (hiệu lực từ 1/1/2021) với 168 điều, 10 chương đã quy định các nội dung là cơ sở để trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện ra các sai phạm và xử lý VPHC trong lĩnh vực xây dựng như: Dự án đầu tư xây dựng (Chương 3); Giấy phép xây dựng (Chương 5) đã quy định rõ ràng về các loại giấy phép xây dựng, các trường hợp được miễn cấp giấy phép, điều kiện được cấp giấy phép; trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng; xây dựng cơng trình (Chương 6); chi phí đầu tư xây dựng và Hợp đồng xây dựng …

- Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở. Nghị định đã quy định cụ thể các hành vi VPHC trong lĩnh vực xây dựng từ Điều 7 đến Điều 38 với 2 nhóm hành vi chính; các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; mức phạt tiền tối đa; thời hiệu xử phạt …

- Nghị định 53/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/5/2017 quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

- Nghị định 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/2/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý nhà và sử dụng nhà và công sở.

- Thông tư 38/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 24/4/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và cơng sở.

Ngày 10/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm soát và xử lý kịp thời, nghiêm minh các VPPL trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng có tính chất đa dạng và phức tạp. Những hạn chế của Nghị định 121/2013/NĐ-CP đã bộc lộ khi được áp dụng. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 139/2017/NĐ-CP để kịp thời sửa đổi các quy định chưa phụ hợp và bổ sung các hành vi bị xử phạt. Sau đó, đến năm 2020, Nghị định số: 139/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 21/2020/NĐ-CP. Các quy định pháp luật đã kịp thời điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, theo đó nhiều hành vi phạm sẽ không bị xử phạt hành chính từ ngày 1/4/2020 như:

+ Bỏ quy định xử phạt với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện tham gia hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng; Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng (theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt 30 - 40 triệu

đồng);

+ Bỏ quy định xử phạt đối với tổ chức hoạt động xây dựng Khơng có hợp đồng lao động với những cá nhân đảm nhận những chức danh chủ chốt;

Những chức danh chủ chốt khơng có chứng nhận bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án theo quy định (theo Nghị định 139/2017/NĐ-

CP bị phạt 20 - 30 triệu đồng);

+ Bỏ quy định xử phạt nhà thầu nước ngồi khơng công bố thông tin trên trang thông tin điện tử theo quy định khi tham gia các hoạt động xây dựng (theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng);

+ Bỏ quy định xử phạt với tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng hoặc quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng không đảm bảo điều kiện năng lực quy định (theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt 20 - 40 triệu

đồng)…

Để thuận tiện cho việc tra cứu quy phạm pháp luật quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà và công sở. Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản hợp nhất số 08/VBHN- BXD để hợp nhất hai văn bản là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và các văn bản trong công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh như:

- Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

28/4/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định về quy mô và thời hạn tồn tại đối với cơng trình xây dựng thuộc diện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quy định này quy định về quy mô và thời hạn tồn tại của cơng trình sử dụng trong việc thực hiện thiết kế, cấp giấy phép xây dựng đối với cơng trình, nhà ở riêng lẻ thuộc diện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

- Quyết định số: 462/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, được

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn ở tỉnh bắc giang (Trang 43 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)