quyền
Ngoài các điều kiện để áp dụng trách nhiệm BTTH, các nhà làm luật cũng quan tâm đến mức BTTH do vi phạm nghĩa. Việc xác định mức BTTH nếu các bên đã có thỏa thuận trƣớc khá dễ dàng thì trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận về BTTH nhƣ thế nào lại là vấn đề hết sức phức tạp. Mức bồi thƣờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sự thỏa thuận của các bên về mức BTTH khi ký kết hợp đồng, hồn cảnh vi phạm hợp đồng, vai trị của bên bị thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra, bên có quyền có thực hiện nghĩa vụ hạn chế, khắc phục thiệt hại hay không… Trong trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận trƣớc, mức thiệt hại đƣợc bồi thƣờng xác định dựa trên tồn bộ thiệt hại, tuy nhiên khơng phải mọi thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ đều đƣợc bồi thƣờng mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định về căn cứ phát sinh BTTH nhƣ có hành vi vi phạm gây thiệt hại, thiệt hại xảy ra mang tính chắc chắn và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng đối với những thiệt hại không xảy ra do hành vi vi phạm của mình.
Có hai cách tiếp cận trong việc xác định mức BTTH trong trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận trƣớc. Cách thứ nhất dựa trên sự phân biệt lợi ích thuận và lợi ích nghịch (lợi ích thuận đặt ra khi đƣa bên có quyền vào tình trạng mà lẽ ra họ đạt đƣợc nếu hợp đồng thực hiện đúng; lợi ích thuận đặt ra khi đặt bên có quyền vào tình trạng lẽ ra khơng ký kết hợp đồng) nhằm cho phép các bên tham gia xác lập hợp đồng dự kiến tốt hơn những rủi ro phải gánh chịu. Cách thứ hai dựa trên việc xác định thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất đi (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp).
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành cũng quy định cơ sở xác định mức BTTH do vi phạm nghĩa vụ tại BLDS 2015 và LTM 2005, tuy có sự
khác nhau về mức độ minh thị trong câu chữ nhƣng về cơ bản, cả BLDS 2015 và LTM 2005 đều chỉ ra cơ sở xác định BTTH bao gồm thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất đi. Trong khi LTM 2005 xác định một cách rõ ràng “giá trị
BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm” [28, đ.301(2)] thì BLDS 2015 lại
không chỉ ra rõ ràng cơ sở xác định BTTH mà dựa vào quy đinh tại khoản 2 điều 419, điều 360 và điều 361. Mặc dù vậy, cơ sở xác định mức BTTH khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam đã có sự tƣơng thích với các đạo luật quốc tế nhƣ CISG, PICC và PECL.
Bên cạnh đó, quy định về mức bồi thƣờng phải tƣơng ứng với mức độ thiệt hại của bên bị thiệt hại và mức độ lỗi của bên vi phạm là một điểm mới tại BLDS 2015 và đƣợc thể hiện rõ tại Điều 363 “Trường hợp vi phạm nghĩa
vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”. Trƣớc đây,
LTM 2005 và BLDS 2005 đều sử dụng thuật ngữ “hoàn toàn do lỗi...”, điều này đƣợc hiểu là yếu tố lỗi phải tuyệt đối thuộc về một bên nào đó “Hành vi vi
phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” [28, đ. 294(1c)] hay “bên có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hồn tồn do lỗi của bên có quyền” [17, đ.302(3)];
“Bên bán khơng phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy
ra do lỗi của bên mua...” [17, đ.448(2)]. So sánh và đối chiếu các quy định này, có thể thấy, việc chỉnh sửa quy định về BTTH khi xem xét đến mức độ lỗi của bên vi phạm nhƣ Điều 363 BLDS 2015 là hoàn toàn thuyết phục bởi lẽ trên thực tế rất nhiều trƣờng hợp một bên vi phạm nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại là do lỗi một phần của bên có quyền và Tịa án đã giải quyết theo hƣớng bên bi phạm khơng phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng tồn
bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm. Hƣớng giải quyết này đƣợc ghi nhận tại Điều 9:504 PECL: “Người có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại của người có quyền khi người có quyền đã góp phần vào việc khơng thực hiện đúng hợp đồng hay hệ quả của việc không thực hiện đúng hợp đồng”
[37] hay tại Điều 7.4.7 PICC: “Khi thiệt hại do một phần lỗi của bên có quyền
bởi hành vi thực hiện hoặc khơng thực hiện của bên này, hoặc do một sự kiện mà bên này chịu trách nhiệm về rủi ro, khoản tiền bồi thường sẽ bị giảm tương ứng với mức độ mà các yếu tố trên góp phần gây nên thiệt hại và có tính đến hành vi xử sự của các bên” [38].
Tƣơng tự nhƣ mức BTTH do vi phạm nghĩa vụ, mức BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền cũng đƣợc xác định trên cơ sở về thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất đi tƣơng ứng với mức độ lỗi của bên vi phạm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong nội dung chƣơng 2, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ, miễn trách nhiệm BTTH, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, mức BTTH trong một số hệ thống pháp luật trên thế giới, các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng nhƣ so sánh với các quy định của BLDS 2015 với các quy định của BLDS 2005 nhằm chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật Việt Nam so với thế giới, đồng thời chỉ ra những thay đổi của pháp luật hiện hành so với quá khứ, ngƣời viết rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định liên quan đến trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ nói chung và trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền nói riêng. Các quy định này vừa tƣơng thích với quy định của pháp luật thế giới nhƣng đồng thời cũng mang những nét đặc trƣng riêng của pháp luật Việt Nam.
1. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hình thức đại diện bề ngồi và nguyên tắc agency by estoppel.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH bao gồm: (1) có hành vi vƣợt quá phạm vi ủy quyền; (2) có thiệt hại xảy ra và (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vƣợt quá phạm vi ủy quyền và thiệt hại do hành vi ấy gây ra.
3. BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền trong trƣờng hợp các bên khơng có thỏa thuận trƣớc đƣợc xác định dựa trên thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất đi.
4. Miễn trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền không dựa trên thỏa thuận (nếu có) sẽ chỉ đƣợc nại ra trong trƣờng hợp “do lỗi của bên bị thiệt hại”.
5. Mức BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền xác định tƣơng tự với mức bồi thƣờng do vi phạm nghĩa vụ trên cơ sở về thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất đi tƣơng ứng với mức độ lỗi của bên vi phạm.
Thứ hai, quy định của pháp luật Việt Nam về BTTH do vi phạm nghĩa vụ và BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền vẫn còn những điểm hạn chế, chƣa có sự thống nhất giữa các văn bản, sử dụng một số thuật ngữ dễ gây hiểu nhầm cần có sự giải thích hoặc sửa đổi, cụ thể:
1. Yếu tố “lỗi” trong quy định “ngƣời đƣợc đại diện có lỗi dẫn đến việc ngƣời đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc ngƣời đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vƣợt q phạm vi đại diện” gây khó khăn cho việc bên thứ ba chứng minh trách nhiệm của ngƣời ủy quyền.
2. Trong khi LTM quy định rõ ràng về thiệt hại là thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp bị mất đi thì BLDS 2015 có quy định nhƣng khơng thực sự minh thị, do đó việc xác định mức BTTH cũng khơng thống nhất và gây khó khăn cho ngƣời bị thiệt hại chứng minh thiệt hại.
3. Thuật ngữ “Ngƣời đã giao dịch với ngƣời đại diện có quyền ...yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại” dễ gây hiểu nhầm rằng nếu bên thứ ba bị thiệt hại nếu không yêu cầu bồi thƣờng thị không phải BTTH và thực tế đã xuất hiện trƣờng hợp này.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO ĐẠI DIỆN VƢỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN