Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 87)

quả thực hiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền

BLDS 2015 ra đời đã đánh dấu sự thay đổi của nhiều quy định so với BLDS 2005 với nhiều điểm tiến bộ và tƣơng thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ, BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền và trong thực tiễn xét xử, giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân khi tham gia giao dịch, ngƣời viết xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này nhƣ sau:

Hoàn thiện quy định pháp luật

Thứ nhất, về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền. Cần có những hƣớng dẫn cụ thể về trƣờng hợp ngƣời ủy quyền biết nhƣng không phản đối trong một thời hạn hợp lý, thế nào đƣơc cho là “thời gian hợp lý”. Đại diện bề ngoài cần đƣợc quy định rõ ràng, bỏ yếu tố “lỗi” của ngƣời ủy quyền, chỉ cần có căn cứ về việc ngƣời ủy quyền đã hành động khiến ngƣời thứ ba tin rằng ngƣời đã giao dịch với mình có thẩm quyền đại diện, ví dụ nhƣ xuất phát từ thói quán hoặc tập quán,...

Thứ hai, về trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền. Cần sửa đổi hoặc đƣa ra giải thích về thuật ngữ “Ngƣời đã giao dịch với ngƣời đại diện có quyền ... yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại” trong quy định tại Điều 143 BLDS 2015 theo hƣớng rõ ràng khi quy định đây là một chế tài dân sự do đại diện có hành vi vƣợt quá phạm vi ủy quyền.

Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp

Thứ nhất, TAND tối cao cần có Văn bản hƣớng dẫn thực thi và thống nhất trên toàn quốc khi xét xử các tranh chấp có hành vi vi phạm là vƣợt quá phạm vi ủy quyền hoặc tạo ra án lệ trong quá trình xét xử những vụ án tƣơng tự khi chƣa có quy định pháp luật.

Thứ hai, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ nhƣ Thẩm phán, công chứng viên,... bằng cách thƣờng xuyên mở các buổi tập huấn, trau dồi kiến thức và kỹ năng; tích cực giao học hỏi giao lƣu kinh nghiệm lẫn nhau trong phạm vi trong nƣớc và quốc tế. Trong nội bộ cơ quan nên lập các báo cáo tháng, quý năm để đánh giá ƣu, nhƣợc điểm trong thực tiễn thi hành, xét xử, giải quyết tranh chấp để từ đó thống nhất và nâng cao chất lƣợng chuyên môn của từng cá nhân và tập thể. Đồng thời, xử lý nghiêm các trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nâng cao ý thức pháp luật

Thứ nhất, nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trong q trình tham gia giao dịch nhƣ thƣờng xun cơng khai khác vụ án xét xử thực tế qua các phƣơng tiện thông tin, sáng tạo chƣơng trình phiên tịa giả định về những tình huống có thể xảy ra trên thực tế phát trên truyền hình theo định kỳ hoặc các website phát sóng,... để tránh phát sinh các tranh chấp khơng đáng có đồng thời nâng cao hiểu biết pháp luật khi giải quyết các tranh chấp xảy ra tránh trƣờng hợp bị thiệt thòi, nhất là trƣờng hợp

bị thiệt hại và đƣợc BTTH do có hành vi vi phạm nghĩa vụ, trong đó có trƣờng hợp BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền.

Thứ hai, đối với các sinh viên luật, nắm vững kiến thức cơ bản và quy định pháp luật liên qua về đại diện, hợp đồng, ủy quyền, bồi thƣờng thiệt hại,... tổ chức các buổi tọa đạm nhỏ có chuyên đề về BTTH, BTTH do vi phạm nghĩa vụ, BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền,...tích cực nghiên cứu và học hỏi các quy định của pháp luật quốc tế về các nội dung tƣơng tự để có thể so sánh và rút ra những ƣu nhƣợc điểm của quy định pháp luật Việt Nam,... bởi những sinh viên này sau này có thể chính là những luật gia, thẩm pháp, ngƣời nghiên cứu hoặc xây dựng pháp luật. Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và đạt đƣợc ý nghĩa của nó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thơng qua việc nghiên cứu các quy định về BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật Việt Nam tại chƣơng 2 và thực tiễn thực thi các quy định này trên thực tế qua việc tìm hiểu một số văn bản công chứng Hợp đồng ủy quyền, một số vụ án tranh chấp có đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền đã đƣợc TAND xét xử để làm cơ sở cho việc đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, ngƣời viết rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, tranh chấp về hợp đồng ủy quyền, tranh chấp có liên quan đến đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền xảy ra rất nhiều trong thực tế nhƣng các quy định pháp luật về BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn trong quá trình áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, thực tiễn xét xử các tranh chấp có liên quan đến đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền, các Thẩm phán khơng hoặc ít đề cập đến vấn đề BTTH.

Thứ ba, trong q trình xét xử vụ án có liên quan đến đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền, xuất hiện tình trạng Thẩm phán nhầm lẫn và thiếu sót trong việc áp dụng quy định pháp luật.

Bên cạnh những hạn chế nêu trên, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia pháp luật cịn yếu kém, ln tìm kẽ hở để vi phạm nghĩa vụ nhƣng đồng thời cũng tìm đủ mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ,... cũng là một yếu tố khiến cho pháp luật mất đi sự nghiêm minh. Hầu hết, các bên tham gia hợp đồng không xây dựng những điều khoản rõ ràng, khoa học về vấn đề này mà thƣờng chỉ nêu chung chung về quyền đƣợc yêu cầu BTTH nếu có hành vi vƣợt quá phạm vi ủy quyền. Mặc dù vấn đề BTTH khi tham gia quan hệ hợp đồng và đặc biệt là BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền đã đƣợc các

bên chú ý nhƣng chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức do tâm lý ngại va chạm và sợ “phiền phức” với những thủ tục hết sức phức tạp và tốn kém nhiều thời gian khi xảy ra tranh chấp. Điều này vơ tình khiến cho ý thức pháp luật của mọi ngƣời về vấn đề này bị hạn chế đi rất nhiều.

Việc quy định trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền là một trong những nguyên tắc để Tịa án có thể giải quyết tranh chấp một cách hợp lý nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện.

Từ những hạn chế nêu trên, ngƣời viết đã đƣa ra những phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật đồng thời đƣa ra mốt số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhƣ hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng nhƣ nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân.

KẾT LUẬN

Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền đã đem lại nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Bằng hợp đồng ủy quyền, các cá nhân, cơ quan, tổ chức dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc giải quyết công việc công cũng nhƣ công việc cá nhân. Không thể phủ nhận đƣợc những lợi ích mà chế định đại diện nói chung và ủy quyền nói riêng mang lại, tuy nhiên, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, tranh chấp giữa các bên là điều không thể tránh khỏi. BTTH là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra trong đó có trƣờng hợp về BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền, biện pháp này đƣợc cả hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới là Civil law, Common law và các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng ghi CISG, PICC, PECL ghi nhận. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới, ngƣời viết rút ra những kết luận sau:

Về lý luận

Thứ nhất, BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền là một biện pháp khắc phục hậu do vi phạm hợp đồng ủy quyền, là một chế tài dân sự đƣợc áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm.

Thứ hai, đại diện bề ngoài đƣợc hiểu là trƣờng hợp một ngƣời đã hành động khiến cho ngƣời thứ ba tin rằng ngƣời giao kết hợp đồng với mình có thẩm quyền đại diện và đã thực hiện việc giao kết dựa trên niềm tin ấy. Hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp này đƣợc thực hiện theo nguyên tắc Agency by estoppel.

Thứ ba, đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền không làm phát sinh hậu quả pháp lý của ngƣời ủy quyền trừ trƣờng hợp đƣợc ngƣởi ủy quyền chấp

thuận hành vi vƣợt quá phạm vi thẩm quyền hoặc thuộc trƣờng hợp đại diện bề ngoài.

Thứ tƣ, trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền đƣợc áp dụng khi có đủ hai tiêu chí là: (1) Điều kiện áp dụng bao gồm: căn cứ phát sinh; trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm BTTH và nghĩa vụ ngăn chặn thiệt hại của bên bị thiệt hại và (2) hậu quả pháp lý do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền.

Về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền tƣơng thích với quy định của pháp luật thế giới nhƣ đại diện bề ngoài, hậu quả pháp lý do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền,...

Thứ hai, một số quy định của pháp luật Việt Nam về xác định thiệt hại, mức BTTH, ... chƣa có sự thống nhất giữa các văn bản, một số thuật ngữ khoa học pháp lý nhƣ “lỗi” “quyền yêu cầu BTTH” “thời gian hợp lý”,... chƣa thực sự chính xác và tƣơng thích với pháp luật thế giới, gây nhầm lẫn và khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật.

Thứ ba, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các cơ quan thực thi pháp luật còn bối rối và chƣa thống nhất trong việc áp dụng gây ra nhiều khó khăn có các bên tham gia quan hệ hợp đồng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Về phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về BTTH do vi phạm nghĩa vụ nói chung và BTTH do đại diện vƣợt quá phạm vi ủy quyền nói riêng là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu phải có những phƣơng hƣớng tiến bộ, hội nhập nhƣng vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng riêng và những giải pháp cụ thể để hồn thiện các quy định cịn thiếu sót, nhầm lẫn, mâu thuẫn trong cách hiểu đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đảm bảo đƣợc sự ổn định, thống nhất và nghiêm minh của pháp luật cũng nhƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch là điều tất yếu của Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Đại diện khơng có ủy quyền và đại diện vượt

quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn

thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Bộ luật dân sự Pháp 1804

3. Bộ tƣ pháp (2012), Quyết định 3814/QĐ-BTP về việc cơng bố thủ tục hành

chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch và chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp, Hà Nội

4. Bộ Tƣ pháp (2014), Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Hà Nội

5. Bộ Tƣ Pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb từ điển Bách Khoa, Nxh Tƣ pháp

6. Ngô Huy Cƣơng (2009), Chế định đại diện theo quy định của Pháp luật

Việt Nam – Nhìn từ góc độ luật so sánh, Nhà nƣớc và pháp luật, số 4 tr.26-31

7. Ngô Huy Cƣơng (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.404

8. Nguyễn Tài Dƣơng (2017), Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật hơn nhân gia đình năm 2014, Luận văn thạc sỹ luật học,

Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội

9. Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam,

tr.290-291

10. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, phần thứ III: Hơn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.88

11. Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Luận án tiến sỹ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

12. Hồ Ngọc Hiển (2007), Nghĩa vụ của người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ trong sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số

3/2007, tr.57

13. Hồng Thế Liên (2009). Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005

(Tập II), Nxb Chính trị Quốc gia, tr.703

14. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo – quyển II: Nghĩa vụ

và khế ước, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, tr.470

15. Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc

sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

16. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 17. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân

sự, Hà Nội

18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân

sự, Hà Nội

19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật tố

tụng dân sự, Hà Nội

20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội

21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ

chức tín dụng, Hà Nội

22. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Cơng

23. Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Hà Nội

24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Hoạt

động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Hà Nội

25. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hơn

nhân và gia đình, Hà Nội

26. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Kinh

doanh bất động sản, Hà Nội

27. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức

chính quyền ở địa phương, Hà Nội

28. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương

mại, Hà Nội

29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Trưng

mua trưng dụng tài sản, Hà Nội

30. Phan Hữu Thƣ, Lê Thu Hà (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật Dân sự -

Học viện Tư pháp, Nxb Công an nhân dân, tr.450

31. Phạm Thị Trang (2020), Học thuyết về đại diện của hoa kỳ - khái niệm và

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)